Saturday, August 12, 2023

NHỮNG ĐIỀU NÀY KHÔNG DẠY CON THÌ CẢ ĐỜI NÀY KHÔNG AI NÓI CHO CON BIẾT

Chúng ta vẫn thường hay được nghe câu nói như này trong cuộc sống: “Trẻ vẫn còn nhỏ và chúng vẫn chưa hiểu chuyện”. Nếu chúng ta thực sự tin vào câu nói này và để trẻ lớn lên như vậy, bạn sẽ thấy rằng những vấn đề phía sau sẽ ngày càng lớn hơn.

Hãy dạy con những điều tốt nhất (nguồn: songdep)

Đặc biệt là ba điều dưới đây, nếu không dạy chúng thì sẽ mang lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời trẻ.

1. Trẻ không hòa đồng thì khó tiến xa

“Tại sao con tôi học giỏi nhưng luôn không được ưa chuộng?”, một người mẹ đã gửi một câu hỏi như vậy vào tin nhắn trên diễn đàn của một trường học. Sau khi điều tra thì mọi người đều phát hiện rằng đứa trẻ này quả thực được coi là ưu tú, thành tích học tập luôn đứng đầu lớp, là học sinh top đầu trong mắt thầy cô ở các môn học.

Nhưng khi các bạn học chung với nhau, mâu thuẫn lại thường xuyên phát sinh, đứa trẻ này trêu trọc khiến bạn học nữ nào đó phát khóc, hoặc là chọc vào điểm đau của bạn khác, hơn nữa đứa trẻ này rất hay ganh đua, vì vậy các bạn trong lớp cũng không thích chơi với đứa trẻ này.

Có một trường hợp khác về một sinh viên đại học, cô ấy nói rằng có một người bạn cùng phòng rất khó hòa đồng, thường dẫn đến mâu thuẫn trong ký túc xá. Người bạn cùng phòng này thích thức khuya và thích xem các video ngắn trước khi đi ngủ, hơn nữa đều bật âm lượng rất lớn và cười to khi xem.

Vì vậy mà mỗi ngày từ 6h sáng cô đã để 7, 8 lần chuông báo thức để có thể dậy được, nhưng cô vẫn ngủ rất say, còn tất cả các bạn cùng phòng thì đều bị đánh thức. Sau nhiều lần nhắc nhở từ những người bạn cùng phòng khác mà không có kết quả, cuối cùng mọi người đều ngầm giảm thời gian ở bên cô.

Trong cuộc sống tập thể, ngoài việc học tập, việc hòa đồng với các bạn cùng lớp cũng rất quan trọng, dù là học sinh tiểu học hay sinh viên đại học, mối quan hệ giữa các cá nhân đã ảnh hưởng sâu sắc đến trải nghiệm cuộc sống tập thể của trẻ.

Sau khi bước vào xã hội, nhiều thói quen và thái độ của một đứa trẻ quyết định sự ảnh hưởng của trẻ. Nói chung, những đứa trẻ ít hòa đồng với mọi người thường sẽ có những phẩm chất sau:

Những đứa trẻ coi mình là trung tâm, ít sự đồng cảm và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Thích chọc vào nỗi đau của người khác và vạch trần điểm yếu của họ trước đám đông. Đứa trẻ cũng không chịu khó học hành, làm việc hay bốc đồng và dễ cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc. Tóm lại với từ thông dụng hiện nay thì được gọi là EQ hơi thấp.

Những đứa trẻ như thế này có thể ngày càng trở nên cô đơn hơn trong các mối quan hệ vì chúng khó nhận ra điều gì sai trái với mình.

Hãy nghĩ về nó theo cách khác: Giả sử, xung quanh bạn cũng có một đồng nghiệp hoặc bạn bè có EQ thấp như vậy, bạn sẽ không chủ động nhắc nhở họ, bạn sẽ chỉ cảm thấy mình và họ không giống nhau, cuối cùng bạn lựa chọn dần dần xa lánh họ.

Để tránh điều này xảy ra, cha mẹ cần có sự hướng dẫn kịp thời về vấn đề hòa đồng với người khác, dù không nhất thiết phải làm cho trẻ dễ thương nhưng ít nhất cũng đừng khiến trẻ trở nên kém cỏi.

Vì vậy, để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ trong việc hòa đồng với người khác, chúng ta phải bảo vệ sự ngây thơ và lòng tốt trong bản chất của trẻ, tìm cách nuôi dưỡng sự đồng cảm của trẻ, dạy trẻ biết kiểm soát cảm xúc và tôn trọng người khác. Bởi sự chân thành và lòng tốt là điều cốt yếu trong sự tương tác của con người.

Dạy trẻ biết hòa đồng và quan tâm đến người khác (nguồn: Cungbeyeu.com)

2. Dạy trẻ khả năng thích nghi và làm việc có trách nhiệm

Một bạn làm HR có lần kể về những điều thú vị trong quá trình phỏng vấn: Anh ấy từng gặp một chàng trai đã tốt nghiệp nửa năm trước, trong buổi phỏng vấn có bố mẹ đi cùng, mẹ của cậu ấy thậm chí còn muốn đi theo vào phòng họp nhưng anh ấy đã từ chối. Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra trong công việc của anh ấy.

Anh cho tôi biết, ở nơi làm việc hiện nay có rất nhiều bạn trẻ chưa đủ độc lập, kén cá chọn canh, không chịu nổi một chút phê bình và khi làm sai thì lại trốn tránh trách nhiệm.

Trong cuộc sống hiện nay nhiều bậc cha mẹ lại chú ý đến việc học của con cái hơn nhiều so với các khả năng khác, cho rằng chỉ cần con học tốt, các mặt khác có thể trì hoãn và chờ đợi. Mãi cho đến khi đứa trẻ bước vào xã hội, thì mới nhận ra rằng giáo dục chỉ là một khía cạnh để kiểm tra một con người, và nhân phẩm mới là tiêu chuẩn toàn diện. Vì vậy điều này đã khiến một số bạn có trình độ học vấn cao nhưng lại cư xử đặc biệt tồi tệ với người khác.

Có một bộ phim tài liệu rất cổ của Nhật Bản là “Câu chuyện con cáo”, khi những chú cáo con vừa lớn lên, con cáo già đã không chút do dự quyết định đuổi chúng đi khỏi nhà, ánh mắt của những chú cáo con bị đuổi đi đầy buồn bã và bất lực. Con cáo già tỏ ra thờ ơ, nhưng đây là quy luật sinh tồn của tự nhiên, nếu một đứa trẻ luôn ỷ lại vào cha mẹ thì sẽ không bao giờ lớn được.

Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng trước khi con cái kết hôn, cha mẹ phải hoàn thành việc giáo dục con cái và cho con cái khả năng kiểm soát cuộc sống và thích nghi với xã hội.

Có mẹ ở bên, hãy để trẻ làm những gì trẻ nên làm khi còn rất nhỏ: Khi bé 3 tuổi, hãy để bé đổ rác trong phòng; khi bé 4 tuổi, hãy dạy bé gấp quần áo; khi bé 5 tuổi, hãy để bé chuẩn bị đồ đi học mẫu giáo hàng ngày.

Có thể ông bà sẽ cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy tấm lưng nhỏ bé của đứa trẻ làm những việc này, nhưng người mẹ lúc này nên chân thành chia sẻ rằng: “Hãy giúp trẻ hình thành những thói quen nhỏ này, và khi trẻ lớn lên, chúng ta sẽ không phải lo lắng về việc trẻ không thể làm được và biết cách chăm sóc bản thân mình.”

Những điều nhỏ nhặt này sẽ rèn luyện sự tự tin của đứa trẻ khi làm mọi việc và khả năng đối mặt với thế giới một mình

Thay vào đó, bạn nên dạy cho anh ấy khả năng thích nghi với xã hội và hòa đồng với thế giới trước khi anh ấy sắp rời xa bạn, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của bậc làm cha làm mẹ.

Dạy trẻ sống có trách nhiệm (nguồn: Yeutre)

3. Dạy trẻ biết tu dưỡng từ những thói quen hàng ngày

Mặc dù ăn uống là chuyện hết sức bình thường, nhưng lại có thể nói lên sự tu dưỡng của một người. Đánh giá ban đầu của một người thường là trong bữa ăn, như lễ nghi trước bữa ăn, thói quen dùng bữa, thái độ đối với người phục vụ, tất cả đều có thể nói lên sự tu dưỡng của bản thân.

Có một câu chuyện trong một nhà hàng, một người mẹ đã dẫn một đứa con trai 7 tuổi đến ăn, có lẽ đứa trẻ đang rất đói và đã dùng đũa gõ vào thành bát, háo hức chờ đợi thức ăn được dọn ra. Thấy vậy, người mẹ liền chộp lấy chiếc đũa và nói với con rằng: “Hành động đập bát, đĩa trên bàn ăn như vậy là bất lịch sự, dù con có đói cỡ nào thì cũng phải đợi người lớn ăn trước rồi mới gắp đồ ăn”.

Khi người phục vụ đổi đĩa cho đứa trẻ, người mẹ còn hướng dẫn đứa trẻ nói: “Cảm ơn”.

Các bậc cha mẹ thường băn khoăn làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên tốt, trên thực tế thì sự giáo dục ẩn chứa trong cách cư xử với người khác.

Khi đứa trẻ lần đầu tiên chửi thề trước mặt người lớn tuổi, bạn có kịp thời phê bình trẻ không?

Khi đứa trẻ bắt nạt bạn cùng lớp lần đầu tiên ở trường mẫu giáo, bạn có kịp thời yêu cầu đứa trẻ xin lỗi không?

Khi con bạn làm ầm lên trong một tình huống đông người, bạn có nghiêm túc ngăn cản trẻ không?

Khi một đứa trẻ dùng bạo lực, hầu như không ai thành thật nói với bạn rằng: con bạn không lịch sự. Chỉ khi được cha mẹ phát hiện và giáo dục kịp thời, trẻ mới có thể học được những quy luật của cuộc sống.

Những năm gần đây, những vụ việc trẻ em đánh nhau diễn ra phổ biến trong xã hội này. Có đứa trẻ làm ồn ào trên đường sắt cao tốc, có trẻ lại làm ồn ào trong rạp chiếu phim và tự do đá vào lưng ghế người ngồi trước.

Trên thực tế, việc trẻ nghịch ngợm, quấy khóc ở nơi công cộng là điều bình thường, xét cho cùng, không thể ấn nút tạm dừng là trẻ sẽ ngoan ngoãn ngồi yên. Điều mọi người quan tâm hơn cả là thái độ của cha mẹ. Tại sao nhiều trẻ luôn coi thường phép tắc, nhắc đi nhắc lại nhiều lần không chịu thay đổi, phần lớn là do cha mẹ bỏ qua phép tắc và tìm mọi lý do, bao biện cho con cái.

Những lời khuyên có thiện chí của người khác lại trở thành lời buộc tội, chỉ trích đối với cha mẹ, so với con cái, chính cha mẹ mới là người cần được soi sáng. Khi vào rạp xem phim, sẽ có một số em có thể làm ồn nhưng bố mẹ ở bên đã kịp thời can ngăn và xoa dịu, vì vậy mà khán giả bên cạnh đứa trẻ có thể xem phim cả tiếng đồng hồ trong yên bình.

Việc giáo dục con cái trước 12 tuổi là vô cùng quan trọng, cha mẹ có phẩm chất tốt sẽ không bao giờ lấy tuổi con trẻ còn nhỏ để bào chữa, không quá nuông chiều cũng không thiếu kỷ luật, họ sẽ dạy con cái những điều nên làm và không nên làm.

Dạy trẻ biết tu dưỡng từ những vấn đề nhỏ (nguồn: Phunuvietnam)

Con cái mắc lỗi không có gì đáng sợ, quan trọng là cha mẹ phải quan tâm đến con, không được nhắm mắt làm ngơ. Chỉ những bậc cha mẹ có nguyên tắc mới có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan ngoãn và lễ phép.

Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Triệu Li)