Không hẳn lúc nào châm ngôn cũng đúng. Chẳng hạn với câu “ăn được ngủ được là tiên”. Bằng chứng là không thiếu người tuy vẫn ngủ ngon trong thời buổi khó ngủ vì cuộc sống căng thẳng đủ điều nhưng vẫn không sướng như tiên! Đó là họ rất dễ ngủ, đặt lưng ngáy liền, thậm chí ngủ sâu đến độ có đến mấy giấc chiêm bao, nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi bần thần, cứ như đã cày bừa suốt đêm. Với số nạn nhân này 3 triệu chứng điển hình của suy nhược thần kinh là đau đầu, đãng trí và mất ngủ sớm muộn không mời cũng đến.
MUỐN ĐỦ TÁM TIẾNG ĐỪNG THIẾU MANHÊ
Trước đây thầy thuốc nghi ngờ đằng sau của tình trạng sáng nào cũng mỏi mệt là do bàn tay phá hoại ngấm ngầm của siêu vi nào đó, nghĩa là bệnh tuy không đến độ hết thuốc chữa, nhưng khó chữa vì dễ gì diệt được siêu vi. May cho bệnh nhân là chuyên gia ở đại học Southhampton đã phát hiện nguyên nhân của một số trường hợp sáng mệt tối mỏi trong khi thầy thuốc tìm hoài không ra nguyên nhân. Lý do rất đơn giản. Chỉ vì thiếu khoáng tố Manhê (Mg)! Khi hiểu ra thì mọi chuyện bỗng rõ như ban ngày. Manhê là nhân tố tối cần thiết cho hoạt động của cơ tim và là một trong các nhân tố không thể thiếu để ổn định dẫn truyền thần kinh. Vì Mg giữ vai trò xúc tác trong hàng trăm phản ứng biến dưỡng liên quan đến chuyện cung cấp năng lượng cho cơ thể nên thiếu manhê thì dưỡng khí đưa vào cơ thể tuy vẫn còn là khí nhưng hết… dưỡng!
Quả thật đáng tiếc vì không quá phức tạp để tiếp tế Manhê cho cơ thể. Người phải đồng hành với stress chỉ cần lưu ý:
• tăng lượng rau quả tươi trong khẩu phần, nhất là món giá sống hay rau mầm, càng thường càng tốt. Với người chưa bệnh càng nên có món này sau ngày làm việc căng thẳng, hay khéo hơn nữa, trong giai đoạn stress vừa ló mòi chiếm thế thượng phong.
• dùng thuốc có manhê, nếu kết hợp với sinh tố chống trầm cảm B6 càng tốt, khi phát hiện tình trạng mỏi mệt kéo dài và không hồi phục dù đã nghỉ ngơi thư giãn.
• hỏi ý kiến thầy thuốc về liệu trình áp dụng thuốc có manhê nếu thường bị vọp bẻ trong đêm dù suốt ngày không vận động nặng. Đừng quên hễ dùng thuốc phải dùng nhiều ngày. Không thể bổ sung manhê theo kiểu xuân thu nhị kỳ.
• xét nghiệm ion đồ nhưng không quên manhê, thay vì chỉ có natri, kali, canxi… để đánh giá chuyện thiếu thừa khoáng tố này trong các đợt khám sức khỏe.
• tăng lượng rau quả tươi trong khẩu phần, nhất là món giá sống hay rau mầm, càng thường càng tốt. Với người chưa bệnh càng nên có món này sau ngày làm việc căng thẳng, hay khéo hơn nữa, trong giai đoạn stress vừa ló mòi chiếm thế thượng phong.
• dùng thuốc có manhê, nếu kết hợp với sinh tố chống trầm cảm B6 càng tốt, khi phát hiện tình trạng mỏi mệt kéo dài và không hồi phục dù đã nghỉ ngơi thư giãn.
• hỏi ý kiến thầy thuốc về liệu trình áp dụng thuốc có manhê nếu thường bị vọp bẻ trong đêm dù suốt ngày không vận động nặng. Đừng quên hễ dùng thuốc phải dùng nhiều ngày. Không thể bổ sung manhê theo kiểu xuân thu nhị kỳ.
• xét nghiệm ion đồ nhưng không quên manhê, thay vì chỉ có natri, kali, canxi… để đánh giá chuyện thiếu thừa khoáng tố này trong các đợt khám sức khỏe.
Lượng Manhê cần thiết mỗi ngày cho hoạt động bình thường của cơ thể không đáng là bao. Ấy vậy mà nhiều khi xãy ra lắm chuyện trớ trêu chỉ vì thiếu chút xíu. Chuyện đời xưa nay vẫn thế! Mặt khác, tất nhiên không hẳn lúc nào mỏi mệt cũng đổ tội cho Manhê. Bao giờ cũng phải nói qua nói lại mới toại lòng nhau. Không thiếu trường hợp mỏi nhừ vào sáng hôm sau chẳng qua vì quá tốt mái nên hại trống.!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
No comments:
Post a Comment