Những thứ thoạt trông đơn giản nhưng lại có sức mạnh gấp hàng chục, hàng trăm lần phong thủy... (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
1. Định luật nhân quả
Trên đời không có việc gì xảy ra là ngẫu nhiên, việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Vận mệnh con người đương nhiên cũng tuân theo định luật này. Tư tưởng, lời nói và hành vi của con người đều là Nhân, đều sẽ sinh ra Quả tương ứng.
Con người chỉ cần có tư tưởng là đã không ngừng "trồng nhân", trồng "nhân thiện" hay "nhân ác" đều do bản thân quyết định. Chúng ta trước tiên cần phải chú ý và hiểu rõ rằng mỗi suy nghĩ của mình (khởi tâm động niệm) sẽ phát ra lời nói và hành vi như thế nào, thì những lời nói và hành vi này sẽ dẫn đến kết quả như thế ấy.
2. Định luật hấp dẫn
Tâm niệm (tư tưởng) của con người và hiện thực tương hợp với người đó luôn luôn hấp dẫn lẫn nhau. Ví như: Một người nếu cho rằng đường đời đầy cạm bẫy, ra khỏi nhà là sợ vấp ngã, ngồi xe sợ tai nạn giao thông, kết giao thì sợ bị lừa... thế thì hiện thực mà người đó sống chính là hiện thực nguy cơ bốn bề, chỉ hơi bất cẩn một tí là thực sự sẽ gặp họa. Nếu một người cho rằng người trên thế giới này đa phần đều là người nhiệt huyết coi trọng nghĩa khí, thế thì người đó sẽ luôn gặp được những người bạn can đảm quan tâm trông nom giúp đỡ lẫn nhau.
Tại sao? Bởi vì mỗi chúng ta đều nhìn thế giới một cách có lựa chọn. Con người luôn luôn nhìn thấy và chú ý những sự vật mà mình tin, còn đối với sự vật mình không tin thì sẽ không chú ý, thậm chí nhìn mà không thấy.
Nếu một người có thể kiểm soát được tâm niệm (tư tưởng) của mình, khiến tâm niệm chuyên chú vào những nhân vật, sự vật hiện tượng tích cực thiện lương, có lợi cho mình, thế thì người đó sẽ hấp dẫn những điều đó đến với cuộc sống của họ; tương tự - những nhân vật, sự việc hiện tượng tích cực, thiện lương và có lợi kia cũng sẽ hấp dẫn người đó đến.
Sự vật mình không tin thì sẽ không chú ý, thậm chí nhìn mà không thấy. (Ảnh: Pexels)
3. Định luật thả lỏng
Trong tình trạng tâm thái thả lỏng, con người luôn luôn có thể đạt được thành quả tốt nhất. Bất kỳ sự trễ nải hay hấp tấp nào về tâm thái đều có thể dẫn đến kết quả không tốt. Tâm thái thế nào mới là tốt nhất? Đáp án là càng thanh tĩnh sáng suốt, càng "vô niệm" càng tốt.
Đưa mục tiêu nhắm chuẩn vào nhân cách lý tưởng, cảnh giới lý tưởng, quan hệ giao tiếp lý tưởng và cuộc sống lý tưởng mà bạn mong muốn, sau đó thả lỏng tâm thái, cố gắng nỗ lực, làm những gì mình nên làm. Nếu bạn càng sốt ruột đối với kết quả, thế thì bạn càng không thể có được kết quả lý tưởng, thậm chí có thể nhận được kết quả trái ngược.
Đáng chú ý là: "Vô niệm" không phải là trong lòng không có ý niệm nào, mà là có ý niệm, có suy nghĩ, nhưng không lưu lại lâu, chính là câu trong Kinh Kim Cương khiến Lục tổ Thiền tông Huệ Năng đốn ngộ: "vô sở trú nhi sinh kỳ tâm" (không lưu trú lưu giữ ý niệm, chấp trước gì mà nảy sinh ý niệm, tư tưởng).
4. Định luật hiện tại
Con người không thể kiểm soát được quá khứ, cũng không thể khống chế được tương lai, con người chỉ có thể kiểm soát được suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình vào phút giây hiện tại mà thôi.
Tâm thái đúng đắn là bất kể vận mệnh tốt hay xấu, chỉ quan tâm đến điều chỉnh tốt tư tưởng, lời nói và hành vi của mình tại thời điểm hiện tại, thế thì vận mệnh sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp một cách bất tri bất giác.
5. Định luật 80-20
80% thời gian và nỗ lực của con người trước khi hoàn thành mục tiêu thì chỉ có thể đạt được 20% thành quả; 80% thành quả lại đạt được trong 20% thời gian và nỗ lực sau cùng. Đây là một định luật vô cùng quan trọng, rất nhiều khi theo đuổi các mục tiêu, do mãi không thấy kết quả rõ rệt, thế là đánh mất niềm tin và từ bỏ.
Thế nên chớ dự tính kết quả khả quan ở 80% nỗ lực ban đầu, chỉ cần không từ bỏ thì 20% nỗ lực cuối cùng sẽ có bước tiến dài về bản chất, khi đó biến đổi về lượng mới có thể đạt được biến đổi về chất. Tại sao người thành công luôn là thiểu số? Bởi vì người có thể kiên trì luôn là thiểu số.
Người thành công là người luôn kiên trì đến phút cuối. (Ảnh: Unsplash)
6. Định luật đáng được
Con người được tất cả những gì đáng được, chứ không phải tất cả những gì muốn được. Do đó cần phải nâng cao giá trị bản thân, sau khi giá trị bản thân nâng cao rồi thì chất và lượng mà bản thân đáng được đều sẽ được nâng cao.
7. Định luật gián tiếp
Muốn nâng cao giá trị bản thân (bao gồm cả hai mặt vật chất và tinh thần), thì phải thực hiện gián tiếp thông qua việc nâng cao giá trị người khác. Ví như: Nếu bạn muốn nâng cao tự tôn của mình, thì ắt phải thực hiện gián tiếp thông qua việc trước tiên nâng cao tự tôn của người khác. Nếu bạn muốn có thành tựu thì trước tiên phải thông qua việc thành tựu cho người khác, từ đó gián tiếp đạt được.
Một ví dụ khác, những công ty dốc sức cung cấp sản phẩm tốt và dịch vụ tốt cho khách hàng và cho xã hội thì luôn luôn thịnh vượng, càng ngày càng lớn mạnh.
Đó chính là định luật gián tiếp khởi tác dụng. Điều đáng nói đến là, trong định luật gián tiếp, nâng cao giá trị bản thân luôn luôn xảy ra đồng với với việc nâng cao giá trị người khác, tức là khi bạn nâng cao giá trị của người khác thì giá trị bản thân cũng sẽ được nâng cao.
8. Định luật bố thí
Bố thí có nghĩa là cho đi. Định luật này có nghĩa là, bạn cho đi bất cứ thứ gì thì cuối cùng bạn sẽ được đền đáp trở lại gấp bội. Ví như: bạn bố thí tâm hoan hỉ, khiến người khác vui vẻ trong lòng, bạn sẽ có được niềm vui gấp bội mà người khác báo đáp cho bạn. Bạn bố thí sự an định, khiến người khác yên tâm, thì bạn sẽ có được sự an lạc gấp bội. Trái lại, nếu bạn gây sự bất an, thù ghét phẫn nộ, lo buồn cho người khác thì bạn sẽ nhận được những báo ứng này gấp bội.
Xin hãy ghi nhớ: Bố thí có nhiều phúc hơn tiếp nhận, bản thân bố thí chính là phúc rất lớn, mà không cần nhận được báo đáp từ người nhận bố thí.
Bạn bố thí sự an định, khiến người khác yên tâm, thì bạn sẽ có được sự an lạc gấp bội. (Ảnh: Pxhere.com)
9. Nguyên tắc yêu bản thân
Mở đầu của tất cả tư tưởng, lời nói, hành vi có lợi cho người khác chính là tiếp nhận tất cả của bản thân đồng thời thật tâm yêu thích bản thân. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể yêu người khác, mới có thể yêu thế giới, bạn mới có thể thực sự vui vẻ, an định và không sợ hãi, mới có thể có tấm lòng rộng mở. Nếu bạn không yêu thích, bất mãn với bản thân, thế thì bạn không có cách nào yêu thích người khác được. Điểm này rất quan trọng, có người coi yêu bản thân đánh đồng với tự tư tự lợi, đó là sự lý giải sai lầm.
Nếu thể nghiệm kỹ sẽ phát hiện ra, nếu bạn không yêu thích, bất mãn với bản thân, thế thì sẽ rất dễ nảy sinh tâm đố kỵ và oán hận. Bản thân mình cũng là một thành viên trong chúng sinh, đồng thời với việc yêu chúng sinh thì tại sao lại trừ bản thân mình ra? Do đó trước tiên hãy nhận thức bản thân cho rõ, trước tiên hãy làm bạn với chính mình, rồi mới nói đến yêu thương người khác và chúng sinh.
10. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
Con người phải chịu trách nhiệm với tất cả những gì của mình, khi một người lựa chọn thái độ chịu trách nhiệm với chính mình thì sẽ nhìn về phía trước, xem mình có thể làm được gì. Nếu một người có tâm ỷ lại, thì sẽ nhìn lại phía sau, xem những thứ đã xảy ra trong quá khứ, thở ngắn than dài đối với những sự thực không thể nào thay đổi được nữa. Thực tế, người chịu trách nhiệm với bạn cũng chỉ có thể là chính bạn mà thôi.
Hoàng Mai
Theo: Sound of Hope