Hoa Xoan
Sự tranh cãi 'hoa xoan tháng 8' hay tháng 3 không phải mới đây mà đã xuất hiện từ hai năm trước. Trong chương trình Ai là triệu phú phát sóng ngày 19.1.2021, đến câu hỏi số 8, người dẫn chương trình hỏi: "Trong ca từ bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son, tháng 8 là mùa của loài hoa gì?" A: Hoa sấu, B: Hoa xoan, C: Hoa sữa, D; Hoa thạch thảo. Sau khi dùng quyền trợ giúp hỏi bạn đồng hành, người chơi (Vũ Thị Phương) đã chọn đáp án B: Hoa xoan, tháng 8. Chương trình công nhận: "Hoa xoan là đáp án chính xác". Vì trong bài Hà Nội 12 mùa hoa có câu: Trở về tuổi thơ hoa xoan tháng tám.
Cùng ngày, trên diễn đàn của trang otofun.net, có người nêu thắc mắc là hoa xoan nở tháng 8 có đúng không. Những người khác cho rằng đó là nhận định sai, vì hoa xoan nở vào tháng 3 chứ không phải tháng 8. Nhạc sĩ Giáng Son có thể đã nhầm giữa hoa xoan (nở tháng 3) với hoa dâu da xoan (nở tháng 8). Vậy, hai loài hoa này giống hay khác nhau?
Sau khi dùng quyền trợ giúp hỏi bạn đồng hành, người chơi (Vũ Thị Phương) đã chọn đáp án B: hoa xoan, tháng 8. Chương trình công nhận: “Hoa xoan là đáp án chính xác”
Thuật ngữ, nguồn gốc của cây xoan và dâu da xoan
Ở Việt Nam, cây xoan còn được gọi là sầu đông, thầu đâu và những cách gọi khác, tên khoa học là Melia azedarach L., thuộc chi Melia, họ Meliaceae (họ xoan). Theo Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (Integrated Taxonomic Information System - ITIS), một trang chuyên phân loại sinh học của Mỹ, Melia azedarach L. là định danh chuẩn hiện nay (đồng danh: Melia azedarach var. umbraculifera Knox). Tên tiếng Anh thông thường của cây xoan là Chinaberry tree, Chinaberry, Indian lilac, Lelah, Paraiso, Pride of India và White Cedar… Nguồn gốc loài cây này có sự khác biệt tùy theo tài liệu: Châu Đại Dương, Ca-ri-bê, Bắc Mỹ (ITIS); Đông Nam Á và miền Bắc Australia (Wikipedia Trung văn); Ấn Độ và Trung Quốc (India Biodiversity Portal)…
Ở Trung Quốc người ta gọi cây xoan là khổ luyện (苦楝), do vỏ, gỗ và trái của nó có vị đắng. Theo sách Bản thảo cương mục (本草綱目): "Lá luyện có thể dùng để tinh chế đồ vật nên được gọi là luyện (楝). Trái của nó giống như những chiếc chuông nhỏ, khi chín có màu vàng nên được gọi là Kim linh (金鈴)".
Ở Việt Nam, cây xoan còn được gọi là sầu đông, thầu đâu và những cách gọi khác, tên khoa học là Melia azedarach L., thuộc chi Melia, họ Meliaceae (họ xoan). Theo Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (Integrated Taxonomic Information System - ITIS), một trang chuyên phân loại sinh học của Mỹ, Melia azedarach L. là định danh chuẩn hiện nay (đồng danh: Melia azedarach var. umbraculifera Knox). Tên tiếng Anh thông thường của cây xoan là Chinaberry tree, Chinaberry, Indian lilac, Lelah, Paraiso, Pride of India và White Cedar… Nguồn gốc loài cây này có sự khác biệt tùy theo tài liệu: Châu Đại Dương, Ca-ri-bê, Bắc Mỹ (ITIS); Đông Nam Á và miền Bắc Australia (Wikipedia Trung văn); Ấn Độ và Trung Quốc (India Biodiversity Portal)…
Ở Trung Quốc người ta gọi cây xoan là khổ luyện (苦楝), do vỏ, gỗ và trái của nó có vị đắng. Theo sách Bản thảo cương mục (本草綱目): "Lá luyện có thể dùng để tinh chế đồ vật nên được gọi là luyện (楝). Trái của nó giống như những chiếc chuông nhỏ, khi chín có màu vàng nên được gọi là Kim linh (金鈴)".
Trái xoan
Dâu da xoan (hay dâu gia xoan) và những tên khác. Loài này có tên khoa học là Spondias lakonensis, thuộc chi Spondias, họ Anacardaceae (Đào lộn hột). Người Trung Quốc gọi dâu da xoan là Lĩnh Nam toan táo (岭南酸枣), một loài phân bố ở Việt Nam, Lào và Trung Quốc.
Hoa xoan và dâu da xoan nở vào tháng nào?
Trong bài Mùa hoa xoan nở, nhà thơ Xuân Quỳnh miêu tả: "Tháng ba về xuân dần hơn một nửa, Ngõ nhà mình tim tím những nhành xoan; Hoa xoan tàn, mùa xuân tàn rồi đó". Nguyễn Bính viết: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy"… (bài Mưa xuân). Những câu thơ trên cho thấy hoa xoan nở vào tháng 3, vào mùa xuân; còn hoa dâu xoan là "dấu hiệu của mùa thu, xuất hiện vào tháng 8" (bài Bật mí ý nghĩa thực sự của hoa xoan, trang Hoa ba miền). Trong quyển Hoài cảm: tản vǎn, tác giả Tam Huề Vũ viết: "Hà Nội còn tươi mát lâng lâng với hương hoa dâu da xoan phiêu diêu trên đường phố. Mỗi năm, dâu da trổ hoa kết trái suốt vụ hè thu". (tr. 89, NXB Phụ nữ, 2002).
Hoa dâu da xoan
Chúng ta biết rằng hoa xoan có 2 màu, phần giữa màu tím cà, những cánh ngoài màu trắng; còn hoa dâu da xoan chỉ có màu trắng; trái của hai loài cây này cũng không giống nhau (xem ảnh). Như vậy đã rõ, có lẽ nhạc sĩ Giáng Son đã nhầm lẫn giữa hoa xoan và hoa dâu da xoan nên trong bài hát Hà nội 12 mùa hoa tác giả đã viết: "trở về tuổi thơ hoa xoan tháng tám".
Trong sáng tạo nghệ thuật, sự hư cấu được chấp nhận, chẳng hạn như "lá diêu bông" của Hoàng Cầm; tuy nhiên cần cẩn trọng khi viết về cái có thật, nhiều người biết; vì viết sai, viết nhầm thì dễ bị công chúng phản ứng, chê trách.
Trái dâu da xoan
Vương Trung Hiếu / Theo: Thanh Niên