Wednesday, September 18, 2024

VÔ ĐỀ TỨ THỦ KỲ 2 (TÁP TÁP ĐÔNG PHONG TẾ VŨ LAI) - LÝ THƯƠNG ẨN


Vô đề tứ thủ kỳ 2
(Táp táp đông phong tế vũ lai)

Táp táp đông phong tế vũ lai,
Phù dung đường ngoại hữu khinh lôi.
Kim thiềm khiết toả thiêu hương nhập,
Ngọc hổ khiên ty cấp tỉnh hồi.
Giả thị khuy liêm Hàn duyện thiếu,
Mật phi lưu chẩm Nguỵ vương tài.
Xuân tâm mạc cộng hoa tranh phát,
Nhất thốn tương tư nhất thốn hôi.


無題四首其二 - 李商隱
(颯颯東風細雨來)

颯颯東風細雨來
芙蓉塘外有輕雷
金蟾嚙鎖燒香入
玉虎牽絲汲井回
賈氏窺簾韓掾少
宓妃留枕魏王才
春心莫共花爭發
一寸相思一寸灰


Vô đề tứ thủ kỳ 2 
(Ào ào gió đông mưa phùn đến)
(Dịch thơ: Chi Nguyen))


Mưa phùn lắc rắc, gió xuân.
Ngoài ao sen nở, sấm ngân vang rền.
Cóc vàng lò đượm hương quen.
Dây tơ hổ phách bên thềm giếng khơi.
Quan Hàn, Giả Thị đẹp đôi.
Mật Phi gối mộng trao nơi Vương Tài.
Xuân tâm hoa nở chẳng hoài.
Tàn tro khói lạnh, nối dài tương tư.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Lý Thương Ẩn 李商隱 (813-858) tự Nghĩa Sơn 義山, hiệu Ngọc khê sinh 玉谿生, người Hà Nội, Hoài Châu (nay là Tầm Dương, phủ Hoài Khánh, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Thuở thiếu thời giỏi văn thơ, được giao du với các con của tể tướng Lệnh Hồ Sở 令狐楚, trong đó có Lệnh Hồ Đào 令狐綯. Bấy giờ trong triều có hai phe đối nghịch nhau, tranh quyền đoạt lợi, một phe là Ngưu Tăng Nhụ 牛僧孺, phe kia là Lý Đức Dụ 李德裕, hầu hết quan lại đều bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ấy. Sở theo phe Ngưu. Năm Lý Thương Ẩn mười bảy tuổi (829), Sở tiến cử làm tuần quan mạc phủ. Năm hai mươi lăm tuổi (837), ông lại được Lệnh Hồ Đào khen ngợi, nâng đỡ nên đỗ tiến sĩ năm Khai Thành thứ 2. Năm sau ông được Vương Mậu Nguyên 王茂元, tiết độ sứ Hà Dương mến tài, dùng làm thư ký và gả con gái cho. Chẳng may, Vương thuộc phe Lý Đức Dụ khiến ông trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, xảo quyệt vô hạnh trong mắt Lệnh Hồ Đào. Vương Mậu Nguyên chết, rồi Lý Đức Dụ thất thế, ông đến kinh sư nhưng không được làm gì cả. Sau nhờ Trịnh Á vận động, ông được làm chức quan sát phán quan. Trịnh Á bị biếm ra Lĩnh Biểu, ông cũng đi theo. Ba năm sau ông lại trở về, làm huyện tào tại Kinh Triệu. Ông nhiều lần đưa thư, dâng thơ cho Lệnh Hồ Đào để phân trần và xin tiến dẫn, nhưng vẫn bị lạnh nhạt. Tiết độ sứ Đông Thục là Liễu Trọng Hĩnh dùng ông làm tiết độ phán quan, kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang. Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Như thế là ông mắc kẹt giữa hai phái, chưa hề được đắc chí trên hoạn lộ, cứ bôn tẩu khắp nơi: Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Từ Châu nương nhờ hết người này đến người khác, long đong khốn khổ. Cuối cùng ông về đất Oanh Dương thuộc Trịnh Châu rồi bệnh chết năm 46 tuổi.

Nguồn: Thi Viện