Do đó nếu muốn con đường của đời người vừa dài vừa rộng, vừa thuận lợi, nên học được cách nhìn như thế này:
Nhìn xa
Làm người nên có trái tim rộng lớn, như thế tầm mắt mới có thể nhìn xa được, đừng vì trái tim nhỏ bé, mà lỡ mất cơ hộ trưởng thành và phát triển.
Mặc dù cuộc sống là vô thường, không lường trước được, nhưng chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch đường dài cho mình, ví như trong những giai đoạn nào chúng ta muốn làm những gì, chúng đều nên suy nghĩ kỹ trước. Khi chúng ta có sự chuẩn bị, cuộc sống có kế hoạch và dễ đi đúng quỹ đạo hơn.
Một người không có mục tiêu, rất dễ mất đi phương hướng, đánh mất chính mình, thời gian lâu dần, cũng mất đi động lực, mất đi sự nhiệt tình với cuộc sống, đây chính là một dạng bất lực.
Chỉ cần sống trên đời, mỗi người đều muốn theo đuổi một mục tiêu nào đó, miễn là nó không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, nằm quá xa tầm với, hoặc quá thái quá, thì đó sẽ là một chuyện tốt đẹp. Bởi vì trong quá trình theo đuổi, chúng ta có thể hưởng thụ được những niềm vui. Do đó mỗi người đều nên vì bản thân mình, người thân và tương lai mà suy tính, nỗ lực, như thế chúng ta mới không bị cản trở trên đường đời.
Nhìn rộng
Con người sống trên đời cần phải học cách nhìn rộng, bởi vì chỉ khi nhìn rộng ra, mới ít phiền não, mới có được nhiều niềm vui. Nếu mọi chuyện đều có thể nhìn rộng ra, sẽ có thêm một chút thấu hiểu, khoan dung, bớt đi một chút so đo, đời người mới càng ngày càng tốt đẹp.
Những người có thể nhìn rộng, tấm lòng quảng đại, giải quyết mọi việc cũng rất khoan dung. Trong bất kỳ nghịch cảnh nào, chúng ta có thể đối mặt với nó một cách tích cực và lạc quan, cuộc sống sẽ tự nhiên tốt hơn. Không có cuộc sống nào không có rào cản, chỉ có những người không nghĩ rộng mà thôi. Khi nhìn rộng, không có chuyện gì là lớn, nhưng không nhìn rộng được, chuyện gì cũng là chuyện lớn.
Đời người ngắn ngủi, chúng ta không cần phải hơn thua với ai cả, để bản thân có một cuộc sống tốt, đó mới là có giá trị. Vì thế chúng cần nhìn rộng hơn một chút, đừng nghĩ quá nhiều, đừng để bản thân phải chịu đựng một cuộc sống quá mệt mỏi, quá cực khổ.
Xem nhẹ
Xem nhẹ không có nghĩa là không quan tâm, chỉ là không để mình bị ràng buộc, gắn bó tới mức bị chi phối đến quên bản thân, quên đạo lý. Học cách buông bỏ, như thế mới không làm khó người khác, không làm khó chính mình.
Xem nhẹ cũng không phải là không có nguyện vọng, mà càng phải hiểu được cách khống chế dục vọng của mình, không để danh lợi khống chế bản thân.
Tất nhiên nếu là những thứ thuộc về bản thân mình thì việc nên làm vẫn nên làm. Những thứ không thuộc về bản thân mình thì không cần động tâm suy nghĩ. Xem nhẹ những thăng trầm của bản thân thì nội tâm cũng bình yên vô sự.
Xem nhẹ cũng là thái độ xử thế nhẹ nhàng và tự tại, hiểu được bản thân cần gì, cũng hiểu được bản thân nên quý trọng những gì, chăm sóc và trân trọng những gì bản thân đang có, vừa đơn giản mà vui vẻ!
Đối với một người mà nói, nhìn xa là tầm mắt, nhìn rộng là trí tuệ, xem nhẹ là một dạng cảnh giới.
Một người phải đứng ở nơi cao mới có thể nhìn xa, tấm lòng nghĩ thông suốt mới có thể nhìn rộng, hai tay buông xuống được mới có thể xem nhẹ!
Tất nhiên là nhìn rộng, nhìn xa, xem nhẹ không phải là đại diện cho sự tiêu cực, chúng ta vẫn nên tận tâm tận lực đi làm những việc chúng ta muốn làm, hoàn thành mục tiêu của bản thân, chỉ là không cưỡng cầu. Vì thế nhiều khi, hành sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Đứng cao để nhìn xa, nghĩ thông để nhìn rộng, buông bỏ để xem nhẹ!
Trên đường đời, nhìn xa, mới có “vị”, nhìn rộng, ngày tháng mới dễ dàng, xem nhẹ, tâm mình mới tự tại!
Nhìn xa được, phải có con mắt độc đáo, còn phải có một trí tuệ lớn. Nhìn rộng càng không dễ dàng, cần phải có những trải nghiệm trong cuộc sống, cảm ngộ được đời người. Xem nhẹ càng khó hơn, cần sự tu dưỡng, thanh tâm, dưỡng tâm và tĩnh tâm.
Theo: Vandieuhay