Nguồn: aboluowang
Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra vào thế kỷ 18. Tầng dưới cùng của trái đất chứa đựng nguồn tài nguyên và năng lượng khổng lồ, tuy con người đã dày công tìm kiếm nhưng thu hoạch được rất ít.
Trong thời kỳ vua Càn Long trị vì 60 năm ở Trung Quốc, nói về quy mô, đây là thời kỳ có dân số đông nhất và là cường quốc thịnh vượng nhất trong hàng nghìn năm lịch sử Trung Quốc. Trên câu đối đầu tiên của Càn Long có viết: “Thử vô đại tiểu giai xưng lão” (鼠無大小皆稱老), nghĩa là chuột không phân lớn nhỏ, tất cả đều được gọi là già, thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với tuổi già và khôn ngoan, không quan tâm đến tuổi tác hay vị trí xã hội. Câu đối thứ hai xứng đáng được tôn là “thiên cổ tuyệt đối”.
Câu đối có lẽ là hình thức văn học mà mọi người thường gặp trong cuộc sống. Trình độ viết câu đối của người xưa đương nhiên vượt trội so với chúng ta. Trên thực tế, câu đối là một thành tựu văn học và thói quen mà mọi người có thể bảo tồn.
Có người khi đối cần phải chú trọng đến từng từ ngữ, có người thì chỉ cần mượn vật hoặc cảnh để tạo thành câu đối. Hoàng đế đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển đối chữ. Có thể nhiều người chưa biết, câu đối ban đầu là do chính hoàng đế tạo ra.
Vào thời cổ đại, phương thức giải trí của con người rất đơn giản, cổ nhân thích dùng câu đối để xem xét tài văn chương của nhau.
Điều đáng chú ý là câu đối không chỉ có thể đánh giá khả năng thực tế của học giả, mà còn có thể trở thành một hình thức giải trí cho mọi người. Vì vậy, trong dòng chảy lịch sử của Trung Quốc đã xuất hiện vô số những câu đối lưu truyền ngàn năm! Từ điểm này có thể thấy văn hóa đối chữ vẫn còn tồn tại với ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Nguồn: aboluowang
Một lần, hoàng đế Càn Long cố ý sai một tri phủ đến để kiểm tra Kỷ Hiểu Lam. Vị tri phủ đưa ra một câu đối cho Kỷ Hiểu Lam: “Thử vô đại tiểu giai xưng lão” (鼠無大小皆稱老 chuột không phân lớn bé, đều gọi là già).
Câu đối này cực kỳ lắt léo, nó thuộc loại câu đối có nghĩa và cực khó ghép. Nhưng Kỷ Hiểu lam chỉ thoáng suy nghĩ một lúc trước khi thốt ra câu đối tiếp theo: “Anh hữu thư hùng đô khiếu ca”(鸚有雌雄都叫哥 câu này mang ý nghĩa rằng không nên phân biệt giới tính, cả chim vẹt đực và chim vẹt cái đều được gọi là anh trai).
Câu đối thứ hai này là do Kỷ Hiểu Lam nghĩ ra khi ông nghe thấy tiếng vẹt kêu, nó không chỉ tương ứng với câu đối đầu tiên về mặt từ ngữ mà còn đối đáp chuẩn xác về mặt ý nghĩa. Câu đối này tuyệt vời đến nỗi nó đã trở thành câu đối hay nhất cho mọi thời đại, và các thế hệ mai sau không bao giờ có thể vượt qua nó.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment