Người không tranh giành không phải người ngốc mà là người có phúc (nguồn: Pinterest)
Ở đời, nếu như sống mà ánh mắt luôn nhìn “chằm chằm” vào người khác thì sẽ rất mệt mỏi! Sống đừng nghĩ rằng mọi việc phải đem ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình.
1. Con bất hòa với cha mẹ vì tranh thắng thua
Kỳ thực, trên thế gian này chẳng có ai phải có nghĩa vụ đối tốt với bạn cả. Chỉ có cha mẹ mới có thể không so đo, tính toán đến sự báo đáp mà yêu thương chăm sóc chúng ta mà thôi!
Khi cha mẹ căn dặn chúng ta phải biết tiết kiệm, đừng trách cha mẹ là những “kẻ nô lệ của đồng tiền”, đừng tranh luận rằng tiền mình làm ra mình tự chi tiêu. Cha mẹ làm như vậy chỉ là mong muốn chúng ta chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau này của mình mà thôi!
Mỗi khi cha mẹ nhắc nhở chúng ta, trời lạnh rồi nhớ mặc thêm áo ấm, đừng tranh luận với cha mẹ rằng chỗ của bạn ấm áp như thế nào, ánh mặt trời rực rỡ ra làm sao, bỏ mặc sự quan tâm của họ. Những lời nhắc nhở ấy chẳng qua chỉ là vì quan tâm chúng ta, sợ chúng ta lâm bệnh mà không có cha mẹ ở bên chăm sóc mà thôi!
Có đôi lúc, sự lo lắng của cha mẹ là vô căn cứ, sự quan tâm của cha mẹ là “không cần thiết” tuy nhiên cha mẹ làm như vậy tất cả đều là vì hy vọng con cái có cuộc sống tốt sau này. Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất!
Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ (Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)
2. Vợ chồng bất hòa vì tranh đúng sai
Trong hôn nhân, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không nhẫn nhịn được và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa…
Thực ra, khi người chồng trong gia đình có làm một chút việc sai trái mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cục thì đừng so đo, tính toán chi li mà sinh ra bất hòa. Khi ấy, nếu như có thể “một mắt nhắm, một mắt mở” mà bỏ qua thì bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực mà điều đó nói lên rằng, bạn là người khoan dung, độ lượng.
Khi người vợ vô ý mắc phải sai lầm lớn, người chồng không cần phải nhục mạ, chỉ trích, thậm chí đánh mắng mà hãy thật lòng an ủi đối phương, ra sức tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề.
Đây không phải thể hiện ra bạn là người ủy khuất, nhu nhược mà thể hiện bạn là người chín chắn, vững vàng và bao dung. Trên thế giới này, hai vợ chồng hòa hợp chính là mảnh ghép hoàn hảo nhất.
Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi cùng thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”, vì vậy hãy thấu hiểu vào bao dung cho nửa kia của mình, cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và thông qua đó tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì?
Trong hôn nhân, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không nhẫn nhịn được và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa…
Thực ra, khi người chồng trong gia đình có làm một chút việc sai trái mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cục thì đừng so đo, tính toán chi li mà sinh ra bất hòa. Khi ấy, nếu như có thể “một mắt nhắm, một mắt mở” mà bỏ qua thì bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực mà điều đó nói lên rằng, bạn là người khoan dung, độ lượng.
Khi người vợ vô ý mắc phải sai lầm lớn, người chồng không cần phải nhục mạ, chỉ trích, thậm chí đánh mắng mà hãy thật lòng an ủi đối phương, ra sức tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề.
Đây không phải thể hiện ra bạn là người ủy khuất, nhu nhược mà thể hiện bạn là người chín chắn, vững vàng và bao dung. Trên thế giới này, hai vợ chồng hòa hợp chính là mảnh ghép hoàn hảo nhất.
Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi cùng thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”, vì vậy hãy thấu hiểu vào bao dung cho nửa kia của mình, cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và thông qua đó tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì?
Vợ chồng không cần tranh cãi đúng sai (Nguồn: Sưu tầm)
3. Bạn bè bất hòa vì tranh cao thấp
Bạn bè đến với nhau là bởi vì có duyên mà ngàn dặm mới quen nhau, vì chí hướng hợp nhau mới hiểu nhau. Người xưa có câu: “Vàng bạc dễ được, tri kỷ khó tìm”, cho nên đừng bao giờ tranh cao thấp với bạn bè. Có thể công việc của chúng ta không cao sang bằng của bạn, đơn vị công tác không nổi danh như của bạn nhưng phải nhớ rằng, công việc là không có phân chia cao thấp, lao động là không có phân biệt giá trị.
Có thể làm tốt công việc bằng chính sức lao động của bản thân mình thì chúng ta cũng đã được xem là một chuyên gia rồi! Có thể nhà chúng ta ở diện tích không rộng, giá cả không đắt bằng nhà của bạn. Nhưng suy cho cùng cũng đâu có vấn đề gì? Sự ấm áp trong căn nhà không phải được quyết định bằng diện tích lớn hay nhỏ, đắt hay rẻ mà nơi nào có sự yêu thương thì nơi đó sẽ là tổ ấm!
Trong xã hội bấy giờ, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, đần độn. Tuy nhiên, người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn!
Xét cho cùng, tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ và khoái hoạt.
Giữa bạn bè không nên tranh đua cao thấp (Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)
Con người từng so đo rồi nhận được sự trả giá, đến cuối cùng mới hiểu ra hết thảy những gì đến rồi cũng sẽ đi, chỉ có thể lưu lại một khoảng không hư danh mà thôi! Thế nên, so đo, tính toán, tranh giành để làm gì?
Thùy Dung
Nguồn: Giadinhlaso1
No comments:
Post a Comment