Có ai nghĩ được rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin cách đây 30 năm là do một nhầm lẫn nhỏ của phát ngôn viên. (Getty)
Hãy dành một chút thời gian và tìm ra những quyết định mang tính then chốt nhất vào phút cuối đã thay đổi tiến trình lịch sử.
Nếu ngày đó thủy thủ tàu Titanic có ống nhòm
Nếu con tàu Titanic không va vào tảng băng trôi vào đêm định mệnh đó, thì có lẽ hơn một nghìn sinh mạng đã được cứu sống. Một binh nhì tên là David Blair ban đầu là thành viên của thủy thủ đoàn, nhưng vào phút cuối, vì một lý do nào đó anh đã chọn không lên chuyến tàu định mệnh này.
Thật trùng hợp, Blair đã rời khỏi con tàu khổng lồ cùng chiếc chìa khóa phòng nơi đặt chiếc ống nhòm. Fred Fleet - một thành viên trong thủy thủ đoàn và cũng là người sống sót sau vụ đắm tàu cho biết, nếu có ống nhòm trên tay, anh đã có thể phát hiện nguy hiểm sớm hơn, đủ để điều khiển con tàu tránh tai nạn.
Fred Fleet - một thành viên trong thủy thủ đoàn và cũng là người sống sót sau vụ đắm tàu cho biết, nếu có ống nhòm trên tay, anh đã có thể phát hiện nguy hiểm sớm hơn, đủ để điều khiển con tàu tránh tai nạn. (Wikipedia)
Lincoln và quyết định đến nhà hát
Cựu Tổng thống Abraham Lincoln muốn đến thăm nhà hát ở thủ đô Washington DC vào ngày 14 tháng 4 năm 1865 để xem vở kịch Our American Cousin. Vợ của ông - bà Mary cùng tướng Ulysses S. Grant và người phối ngẫu Julia cũng dự định đi cùng Lincoln, tuy nhiên kế hoạch sau đó đã có vài sự thay đổi.
Julia không muốn đi vì cô không thích bà Mary cho lắm. Ngay cả khi vệ sĩ của Lincoln cũng đề nghị ông không nên đi, ông vẫn kiên trì vì không muốn người dân phải chờ đợi. Lincoln tin rằng người dân đang rất mong muốn được gặp ông. Sau một hồi giằng co, bà Mary và Lincoln đã đến được buổi biểu diễn. Cuối cùng, John Wilkes Booth lặng lẽ bước vào khu vực mà Lincoln đang ngồi, rút súng bắn vào đầu khiến ông không qua khỏi.
John Wilkes Booth lặng lẽ bước vào khu vực mà Lincoln đang ngồi, rút súng bắn vào đầu khiến ông không qua khỏi. (Wikipedia)
Bước ngoặt sai lầm dẫn đến Thế Chiến I
Gavrilo Princip là một thành viên của nhóm chiến binh Bosnia đang tìm cách chống lại những kẻ thống trị của Đế chế Áo - Hung. Anh ta có mâu thuẫn với Thái tử Archduke Franz Ferdinand. Vì vậy vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, anh ta và những người khác đã lên kế hoạch hạ sát Ferdinand ngay trong xe của ông.
Princip và đồng bọn đã ném một quả bom vào gầm xe của Thái tử, nhưng nó không phát nổ ngay, điều này đã giúp Ferdinand kịp thời trốn thoát. Không lâu sau, Ferdinand muốn đến bệnh viện nhưng lại bảo tài xế của mình rẽ vào một con đường khác để đi. Oái oăm thay, người tài xế đã rẽ nhầm, cả hai đi đến một con phố mà Princip vẫn đang ở. Đối với Princip mà nói, đây quả là một cơ hội hiếm có, anh ta lập tức rút súng bắn Thái tử, châm ngòi cho Thế chiến I.
Thái tử Archduke Franz Ferdinand. (Wikipedia)
Một kỳ nghỉ dành cho vợ đã tạo ra thảm họa D-Day
“Cáo sa mạc” Erwin Rommel là một trong những vị Thống chế lừng danh nhất của nước Đức trong kỷ nguyên của Thế chiến II. Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại về mưu mẹo trong chiến tranh, một vị tướng có lòng quả cảm, thượng võ nhất trong quân đội Đức Quốc xã, được cả đồng minh lẫn đối thủ kính trọng.
Tuy nhiên đối với phe Đồng minh, chiến dịch D-Day cũng là một trong những cuộc chiến mang tính quyết định sống còn nhất. Quân Đồng minh dự tính sẽ thực hiện một cuộc đổ bộ dọc bờ biển Normandy, còn gọi là “Trận chiến vì nước Pháp”. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với hơn 150.000 quân lính.
Vì là bậc thầy chiến thuật giỏi nhất của Đức, lại trong một cuộc quyết tử định hình lại thế trận giữa hai phe nên Rommel được giao nhiệm vụ phụ trách khâu phòng thủ tại Normandy. Nhưng đột nhiên Rommel lại nảy sinh ý tưởng muốn gây bất ngờ cho vợ bằng một kỳ nghỉ ngắn, điều này có nghĩa là ông sẽ phải rời khỏi vị trí chỉ huy cùng vai trò được giao phó cho mình ngay trước khi quân Đồng minh tràn đến. Kết quả cuối cùng hẳn ai cũng biết.
Giả sử nếu lúc đó Rommel không xuất hiện ý tưởng “chiều vợ”, thì có thể lịch sử đã phải viết lại, cũng chưa chắc quân Đồng minh đã có thể giành chiến thắng trong cuộc đổ bộ này.
“Cáo sa mạc” Erwin Rommel là một trong những vị Thống chế lừng danh nhất của nước Đức trong kỷ nguyên của Thế chiến II. (Wikipedia)
Sự lười biếng đã phá vỡ bức tường Berlin
Trên truyền hình hay quảng cáo, các nhãn hàng thường có xu hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc hướng dẫn trước khi sử dụng. Nhưng ai có thể ngờ rằng sự sụp đổ của Bức tường biên giới bên trong nước Đức lại xuất phát từ chính nguyên nhân không đọc kỹ “hướng dẫn” này.
Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 vì Guenter Schabowski - một chính trị gia Đông Đức và là quan chức của Đảng Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa Đức - không đọc kỹ mọi thứ trong cuộc họp thảo luận về khả năng đi lại xuyên qua bức tường giữa hai miền Đông và Tây Đức.
Là một phần trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của chế độ, Schabowski được mệnh danh là người phát ngôn không chính thức của chính quyền, ông đã tổ chức một số cuộc họp báo hàng ngày để thông báo về những thay đổi.
Là một phần trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của chế độ, Schabowski được mệnh danh là người phát ngôn không chính thức của chính quyền, ông đã tổ chức một số cuộc họp báo hàng ngày để thông báo về những thay đổi. (Wikimedia Commons)
Vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, ngay trước cuộc họp báo ngày hôm đó, Krenz đã trao cho Schabowski một văn bản chứa các quy định mới, tạm thời về việc đi lại. Nhưng vì ông đã không kiểm tra và xem bài phát biểu một cách cẩn thận, khi được phóng viên đặt câu hỏi trong cuộc họp báo, ông đã đưa ra câu trả lời nhầm lẫn khiến sự kỳ vọng của dân chúng đối với việc đi lại nhanh hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của chính phủ.
Cụ thể, người phóng viên đã hỏi khi nào những thay đổi sẽ chính thức có hiệu lực, cùng với đó một người khác đồng thời hét lên như đang hỏi: “Ngay lập tức?!”. Schabowski bối rối và mất tập trung nói: "Theo như tôi biết thì... có hiệu lực ngay lập tức, không chậm trễ".
Cuối cùng, một đám đông khổng lồ khi nghe tin đã tụ tập tại Bức tường Berlin ngay trong đêm, buộc nó phải mở cửa sau 28 năm. Ngay sau đó, toàn bộ biên giới bên trong nước Đức đã được mở, và phần còn lại là lịch sử.
Hoàng Tuấn / NTDTV
Theo Past Factory