Mạnh Hạo Nhiên có tài vì sao khồn được làm quan (ảnh: SofH).
Mạnh Hạo Nhiên diện kiến hoàng đế Đường Huyền Tông
Sau khi thi trượt, Mạnh Hạo Nhiên tiếp tục rong ruổi khắp kinh thành. Người bạn thân nhất của ông là Vương Vĩ đã mời ông cùng đến hoàng cung, Mạnh Hạo Nhiên vui vẻ đi cùng.
Hai người đang trò chuyện thì đột nhiên hoàng đế đến. Mạnh Hạo Nhiên hoảng sợ, vì không có chính vị, cũng không còn chỗ trốn tránh, ông đành phải trốn dưới gầm giường. Khi Hoàng đế Huyền Tông bước vào phòng, cảm thấy vẻ mặt của Vương Vĩ có vẻ hơi kỳ lạ, ngài hỏi Vương Vĩ chuyện gì đã xảy ra?
Vương Vĩ nhân cơ hội này đề nghị: “Thần đúng là đang thảo luận về thơ với một người bạn tốt tên là Mạnh Hạo Nhiên. Hoàng đế bất chợt giá đáo, vì không có nơi nào tạm lánh, nên thần đành phải để anh ấy trốn dưới gầm giường”.
Đường Huyền Tông gặp Mạnh Hạo Nhiên (ảnh: truyenthongtv)
Hoàng đế vui vẻ nói: “Trẫm đã nghe danh Mạnh Hạo Nhiên, nhưng chưa bao giờ gặp gỡ ông ta. Hãy gọi ông ta ra đây!”
Mạnh Hạo Nhiên vội vàng từ trong gầm giường chui ra, cúi đầu tạ lỗi. Đường Huyền Tông hỏi: “Gần đây, ngươi có bài thơ nào hay không?”
Mạnh Hạo Nhiên nhân cơ hội này nhanh chóng đọc to bài thơ “Tuế mộ quy Nam Sơn” tâm đắc nhất để bày tỏ cảm xúc của mình.
Tuổi già về núi Chung Nam
Ông ngâm:
Bắc khuyết hưu thướng thư,
Nam sơn quy tệ lư.
Bất tài minh chủ khí,
Đa bệnh cố nhân sơ.
Bạch phát thôi niên lão,
Thanh dương bức tuế trừ.
Vĩnh hoài sầu bất mị,
Tùng nguyệt dạ song hư.
Tạm dịch nghĩa là:
Theo luật thơ, thì đây là một bài thơ hay, có cảnh sắc hòa quyện, tâm tư nhuốm đậm. Hình ảnh Mạnh Hạo Nhiên tóc bạc phơ bị nhân gian đày ải thật thấm thía, ai nghe qua cũng phải động lòng.
Theo luật thơ, thì đây là một bài thơ hay, có cảnh sắc hòa quyện, tâm tư nhuốm đậm. Hình ảnh Mạnh Hạo Nhiên tóc bạc phơ bị nhân gian đày ải thật thấm thía, ai nghe qua cũng phải động lòng.
Nhưng dòng thơ “minh chủ khí” (minh chủ ruồng bỏ) như đả kích Đường Huyền Tông, khiến ngài cảm thấy oan ức nên nói:
-“Là ngươi không cầu ra làm quan, sao ngươi có thể nói rằng trẫm ruồng bỏ ngươi?”
Vốn dĩ Mạnh Hạo Nhiên muốn bày tỏ rằng mình không được trọng dụng tài năng, nhưng lời thơ nghe như đang châm biếm rằng hoàng đế đã chôn vùi tài năng của mình. Điều đó đã chọc giận nhà vua.