Nhớ vị ngọt bùi củ ấu quê nhà miền Tây
Củ ấu còn gọi là ấu trụi, ấu nước – loài cây thủy sinh thường mọc ở vùng nước đọng, có phần hái để làm thức ăn, phần này là quả ấu nhưng vì phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên thường được là “củ”.
Ảnh: vnexpress.
Thu hoạch củ ấu. Ảnh: vnexpress.
Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai và ấu trụi cho trái có hai sừng tù. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương. Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu. Ấu luộc chín, bỏ vỏ, ruột ấu có màu trắng ngà ăn vừa ngọt, vừa bùi.
Rửa ấu và đóng vào bao tải ngay tại đầm nước. Ảnh: vnexpress.
Củ ấu được người dân miền Tây mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” vì có tác dụng chữa được nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp mà giá lại vô cùng bình dân. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cứ 100g củ ấu thì lại có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Vậy nên ăn nhiều củ ấu được cho là tốt cho sức khỏe hơn cả “thần dược” và đảm bảo được lượng chất cần thiết đưa vào người.
Củ ấu thường được ăn trực tiếp hoặc dùng nấu lẩu, chè, hầm xương, làm thuốc… Ảnh: vnexpress.
Những lưu ý khi ăn củ ấu:
– Mặc dù củ ấu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không vì thế bạn ăn quá nhiều củ ấu trong cùng một lúc, bởi củ ấu có tính hàn nên khi ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…
– Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống.
– Sau khi ăn củ ấu, không được uống nước, nếu không sẽ gây ra tình trạng khó chịu.
Theo: iVIVU
No comments:
Post a Comment