Nguồn ảnh: Soha
Như chúng ta đều biết, trong quá trình thành lập của mỗi triều đại, đều không thể thiếu các mưu sĩ và các tướng lĩnh, Chu Nguyên Chương cũng biết rõ đạo lý này. Vì vậy, ông đã phát lệnh tuyển dụng gần như ngay khi vừa lên ngôi, mong rằng có thể tìm được người đủ tài để ông trọng dụng.
Khi đó, Lưu Bá Ôn là một người rất tài năng và là một trong “Tứ hiền” nổi tiếng ở Chiết Giang, cũng chính vì điều này Chu Nguyên Chương mới nỗ lực thỉnh mời Lưu Bá Ôn giúp đỡ mình, 2 nhân tài gặp nhau đúng là như “cá gặp nước”.
Trong các cuộc chiến sau đó chống lại Trần Hữu Lượng, là cuộc tranh bá đồ vương với Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã mưu lược cho Chu Nguyên Chương và đề ra nhiều chiến lược quan trọng, giúp ông đạt được thắng lợi cuối cùng và làm nên những kỳ tích lừng lẫy.
Song, cũng chính vì có nhiều công lao to lớn như vậy, Lưu Bá Ôn cũng gặp phải sự kiêng kỵ của Chu Nguyên Chương. Vào thời điểm vương triều nhà Minh mới thành lập, luận công lao ban thưởng thì Lưu Bá Ôn xứng đáng để lên hàng Thừa tướng, nhưng Lưu Bá chỉ được phong hàm bá tước nhất đẳng, vị trí thấp trong hàng tước.
Nhưng việc khiến Lưu Bá Ôn quyết tâm từ quan về quê chính là việc Chu Nguyên Chương “đốt Khánh Công lâu“. Đây là sự kiện tiêu biểu cho việc Chu Nguyên Chương tàn sát công thần, khiến cho Lưu Bá Ôn vô cùng lo sợ.
Bấy giờ, các vị công thần được mời đến Khánh Công lâu tham dự yến tiệc, khi tất cả mọi người đều đang vui vẻ thưởng thức rượu thịt thơm ngon được vua ban thưởng, Lưu Bá Ôn – đã nhận những điều bất thường, cho nên khi yến tiệc bắt đầu không bao lâu, Lưu Bá Ôn cảm thấy không yên lòng nên đã xin rời tiệc trước. Vô cùng khiếp sợ trước những hành động của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn lấy lý do là sức khỏe suy yếu xin Chu Nguyên Chương cho phép cáo lão về quê.
Công nguyên năm 1375, Lưu Bá Ôn bị nhiễm phong hàn, sau khi biết tin Lưu Bá Ôn bệnh nặng, Chu Nguyên Chương đã lệnh cho Hồ Duy Dung là người đã có thù oán với Lưu Bá Ôn mang theo ngự y đến thăm bệnh cho ông, nhưng sau khi dùng thuốc Lưu Bá Ôn lại càng cảm thấy sức khỏe thêm sa sút, chẳng thấy hồi phục.
Lưu Bá Ôn đem chuyện này bẩm tấu với Chu Nguyên Chương, nhưng Chu Nguyên Chương chỉ đáp: “Nghỉ ngơi dưỡng bệnh”. Điều này khiến Lưu Bá Ôn biết được rằng tính mạng mình đã chẳng còn bao lâu nữa.
Tuy nhiên, trước khi qua đời, Lưu Bá Ôn đã giao con trai mình “một sọt cá” để đưa cho Chu Nguyên Chương sau khi ông qua đời.
Lưu Bá Ôn tặng cho Chu Nguyên Chương ‘sọt cá” trước khi ông qua đời. Nguồn ảnh: 163.com
Ý nghĩa của sọt cá
Ý nghĩa có sọt cá này nói đơn giản thì đơn giản, mà nói khó cũng là khó, người ngoài cuộc thì rất dễ dàng hiểu, người trong cuộc sẽ thấy mơ hồ khó hiểu.
Đây có thể là cái gọi là “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” và đó cũng là lời khuyên cuối cùng của Lưu Bá Ông dành cho Chu Nguyên Chương.
Trước khi nói về ý nghĩa đằng sau “một sọt cá“, chúng ta hãy nói về hoàn cảnh lúc bấy giờ!
Theo suy nghĩ của Chu Nguyên Chương, triều đại nhà Minh là thiên hạ của nhà Chu, cho nên được quản lý bởi hoàng tử và cháu trai của gia đình họ Chu. Trước tình hình đó, ông tiếp tục phong các con trai của mình và để họ canh giữ Tứ phủ và mở mang lãnh thổ cho nhà Minh.
Chỉ là mỗi một người đều có dã tâm, đều có tham vọng muốn có không gian sinh sống rộng lớn hơn, muốn đa số các hoàng tử một lòng một dạ căn bản cũng không thành hiện thực và đây giống như sọt cá mà Lưu Bá Ôn đã tặng cho Chu Nguyên Chương.
“Sọt cá” giống như lãnh thổ của nhà Minh, “cá” cũng giống như nhiều người con trai của Chu Nguyên Chương, nhiều cá như vậy, rõ ràng là không gian sống rất hạn chế, nếu tất cả những con cá này mà đi cùng nhau, thì giỏ cá sớm muộn sẽ bị hỏng.
Vì vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Trong rổ cá chỉ còn lại một con, số còn lại đều bị quăng ra ngoài. Có nghĩa chính là nói, thiên hạ chỉ có thể cho một người điều khiển, có như vậy thì “sọt cá” (thiên hạ) của nhà Minh mới ổn định.
Không lẽ Chu Nguyên Chương không hiểu đạo lý này sao? Ông có lẽ cũng hiểu rất rõ, nhưng bởi vì Chu Nguyên Chương là người trong cuộc, cho nên ông căn bản là không muốn nghe ý kiến của người khác, thậm chí giết chết một số người đã lên tiếng.
Cũng chính vì lẽ đó mà Lưu Bá Ôn muốn cho Chu Nguyên Chương một lời khuyên trước khi ông qua đời, bởi vì ông sắp qua đời, nên cũng không sợ bị Chu Nguyên Chương trừng phạt. Sự thật cũng đã chứng minh rằng Lưu Bá Ôn đã đúng, nhưng phải 17 năm sau, Chu Nguyên Chương mới hiểu ra chân lý này, nhưng đã quá muộn.
Công nguyên năm 1392, tức là sau 17 năm Lưu Bá Ôn tạ thế, Hoàng Thái tử Chu Tiêu bất ngờ mắc bệnh qua đời, tin tức này như một đòn đánh mạnh vào Chu Nguyên Chương, cũng khiến cho việc kế vị của nhà Minh lâm vào tình trạng khủng hoảng, tại sao lại nói như vậy?
Vị trí người kế thừa ngai vàng đột ngột bị bỏ trống, khiến cho mọi kế hoạch củng cố căn cơ Đại Minh mà Chu Nguyên Chương lập nên bỗng chốc hỗn loạn. Không còn cách nào khác, Chu Nguyên Chương đã lập Chu Doãn Văn – cháu trai trưởng của mình lên làm người thừa kế.
Chẳng qua là những người con trai được Chu Nguyên Chương phong cho thuở ban đầu đã có đủ cánh, có đất đai, quân đội và tài chính trong tay. Lời tiên tri của Lưu Bá Ôn về “sọt cá” đã trở thành sự thật.
Sau khi hiểu được ẩn ý của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương hối hận nhưng lại đã quá muộn, bấy giờ ông đã lập cháu trai Chu Doãn Văn lên làm Thái tử, mà như thế thì nên đưa các vị Hoàng tử khác rời khỏi Kinh thành. Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh phong các vị Hoàng tử khác làm Phiên vương, làm như vậy sẽ tránh được tranh đấu quyền lực trong Hoàng thất lúc nhất thời, nhưng bấy giờ lại đã quá muộn.
Triều đại nhà Minh bắt đầu rơi vào những trận chiến khác nhau, Công nguyên năm 1399, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, Hoàng thái tôn Chu Doãn Văn trở thành vị Hoàng đế thứ 2 của vương triều nhà Minh, nhưng chỉ 3 năm sau, “Yên Vương” Chu Đệ phát động “Tĩnh Nan chi dịch”.
Trận tranh đoạt quyền lực này kết thúc khi Chu Đệ giành được thắng lợi, mà Chu Duãn Văn sau đó cũng bặt vô âm tín, không có tin tức gì, lưu lại một dấu hỏi chấm đầy bí ẩn trong lịch sử.
May mắn thay, Chu Đệ đã học được bài học của Chu Nguyên Chương, sau khi lên ngôi, ông đã lật đổ truyền thống phong kiến của Chu Nguyên Chương giành lại tất cả các chế độ của nhà Minh, và là dấu hiệu báo trước cho sự thịnh vượng sau này của Vĩnh Lạc.
Cuối cùng mà nói, “sọt cá” của Lưu Bá Ôn có nghĩa là: Chỉ có một người kiểm soát việc phân phối quyền lực, do đó tình hình chung sẽ ổn định, còn ngược lại sẽ là đấu đá, tranh giành.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: 163.com
No comments:
Post a Comment