Sunday, March 31, 2024

NHỮNG NGƯỜI KÉM DUYÊN ĐỀU SẼ CÓ CHUNG MỘT KHUYẾT ĐIỂM NÀY

Trong một chương trình truyền hình thực tế tại Mỹ, khi tới mục hỏi đáp, người MC dẫn chương trình hỏi một cậu bé: “Mơ ước của cháu là gì?”. Cậu bé hào hứng trả lời: “Cháu muốn làm một phi công!”.


Người dẫn chương trình muốn thử trí thông minh của cậu bé nên hỏi: “Vậy giả sử máy bay đang bay qua biển Thái Bình Dương, giữa đường không may bị hết nguyên liệu, cháu phải làm sao?”.

Cậu bé nhanh nhảu đáp: “Cháu sẽ yêu cầu tất cả hành khách thắt dây an toàn rồi bình tĩnh ngồi yên tại chỗ, sau đó cháu sẽ mang dù nhảy ra ngoài…”.

Khi cậu bé vẫn còn chưa nói hết lời thì tất cả mọi người có mặt trong khán phòng đều cười không ngớt. Mọi người cho rằng đây đúng là một cậu bé thông minh nhưng lại sống vị tư cá nhân. Khi những tràng cười vẫn còn chưa dứt thì không ngờ cậu bé vẫn còn đoạn cuối nói tiếp: “Cháu nhảy ra ngoài đi lấy nguyên liệu, sau sẽ trở lại máy bay cứu mọi người ạ!”.

Nghe xong, mọi người đều im lặng…

Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, đa phần mọi người đều sống gấp, sống vội. Ngay cả trong giao tiếp hàng ngày cũng vội vàng, không cho nhau cơ hội để chậm rãi nói hết lòng mình, người khác chưa nói hết câu thì liền vội ngắt lời hoặc vội vàng đưa ra kết luận của mình.

Nhưng trên thực tế, nếu như chúng ta để tâm quan sát, thì sẽ thấy rằng những người thành công trong xã hội, cũng như những người có sức hấp dẫn cuốn hút người khác, thường không phải là những người mồm miệng nhanh nhẹn. Ngược lại họ là những người biết lắng nghe.

Lão Tử từng nói: “Đại biện nhược nột”. Hàm nghĩa của câu này có ý nói rằng, người thực sự có tài hùng biện là người có vẻ ngoài nói năng chậm chạp, lời họ nói ra thường kín đáo, thận trọng và chính xác. Làm được điều này là vì trước khi nói, họ đã dùng trái tim của mình để lắng nghe, để thấu hiểu, để quan sát và cảm nhận đối phương.

Hiểu được cách lắng nghe, chăm chú nghe người khác nói, đây mới là đỉnh cao của nghệ thuật giao tiếp.

Bởi vậy, bí quyết để giao tiếp tốt với tất cả mọi người không phải là thể hiện tài năng hùng biện của bản thân, mà mấu chốt nằm ở việc biết lắng nghe người khác nói.


Để học cách lắng nghe tốt nhất, có một gợi ý cho bạn như sau, ở đây có ba yếu tố:

Để cho đối phương cảm nhận được sự tôn trọng

Trong cuộc sống, mọi người đều mong muốn nói về mình, để người khác có thể hiểu về bản thân mình.

Dưới sự ảnh hưởng của loại tâm lý này, chúng ta thường thích thể hiện bản thân, ít người muốn lắng nghe người khác nói, hoặc khi người khác nói, chúng ta không chú ý lắng nghe. Đây cũng chính là điều tối kỵ trong nghệ thuật giao tiếp. Khi giao tiếp với mọi người, chúng ta đa phần là thích hùng biện bản thân, mà quên mất đi yếu tố quan trọng, đó là dụng tâm lắng nghe.

Khi bạn dụng tâm lắng nghe, không những khiến cho người khác cảm nhận được sự tôn trọng của bạn dành cho họ, mà còn giúp bạn có thể hiểu được đối phương. Và chỉ có sau khi hiểu được đối phương, bạn mới có thể “một lời trúng đích”, một lời nói ra sẽ khiến cho đối phương cảm động.

Bí quyết của những ông vua bán hàng hàng đầu thế giới đều có một điểm chung, chính là chịu khó lắng nghe, họ lắng nghe khách hàng bằng cả trái tim của mình. Trong các cuộc giao tiếp, họ thường ngồi yên lặng lắng khách hàng nói, khi khách hàng im lặng trầm tư không nói gì, họ lại thường đưa ra các chủ để để khích lệ khách hàng nói. Đây chính là phương pháp thành công của họ.

Hiện nay, có rất nhiều người truyền tay chia sẻ nhau bí quyết lắng nghe trên mạng, nào là gật đầu, mỉm cười thường xuyên khi đối phương nói, nào là duỗi mắt nhìn theo… Kỳ thực, phương pháp chân chính nhất không phải là những điều này, mà mấu chốt chính là bạn lắng nghe được những gì từ đối phương.

Chỉ khi bạn thực sự dụng tâm lắng nghe, bạn mới có thể cảm nhận được mong muốn của đối phương, sau đó đưa ra những hồi đáp tương ứng, như vậy đối phương mới có thể cảm thụ được sự tôn trọng từ bạn.


Hãy để đối phương cảm nhận được bạn đang hiểu họ

Lan Anh là nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty điện thoại, một hôm cô nhận được điện thoại khiếu nại của khách hàng.

Thái độ của khách hàng rất nóng vội, bực tức: “Điện thoại tôi mua của công ty cô dùng chưa được một tháng đã hỏng, đồ của công ty cô đúng là thứ rác rưởi. Công ty cô phải lập tức bồi thường cho tôi, nếu không tôi sẽ đến trung tâm bảo vệ người tiêu dùng kiện công ty cô”.

Lan Anh nghe xong liền bắt đầu không ngừng giải thích về sản phẩm của công ty và liên tục xin lỗi khách hàng, nhưng khách hàng không chịu nghe. Cuối cùng khách hàng tức giận rồi cúp điện thoại xuống.

Từ ví dụ này bạn có nhìn thấy ra Lan Anh đã phạm phải sai lầm ở đâu không? Có thể thấy cô ấy đối với sản phẩm của công ty hiểu rất rõ, thái độ cũng rất tốt, cũng lắng nghe khách hàng nói chuyện, nhưng hiệu quả lại không tốt. Nguyên nhân ở đây chính là cô ấy đã bỏ qua cảm xúc của đối phương.

Trong quá trình nói chuyện, cô ấy chỉ nhớ đến nội dung của đối phương nói nhưng lại không để ý đến cảm xúc của đối phương. Vì vậy cô ấy đã vội vàng đi giải thích, nhưng mà loại giải thích này nó sẽ phản tác dụng trong lúc đối phương đang tức giận, cộng với tâm lý phòng thủ của mình.

Trong cuộc sống, những ví dụ điển hình như này không hiếm. Ví như khi ý kiến của đối phương bị đối lập với chúng ta, chúng ta thường ra sức đi giải thích, đi thuyết phục, nhưng về cơ bản, những lúc này đi giải thích đều không có hiệu quả.

Vậy như thế nào mới là thực sự biết lắng nghe?

Cách lắng nghe chân chính, không chỉ là dùng tai lắng nghe mà còn cần dùng trái tim để cảm nhận, quan trọng hơn nữa còn cần phải đứng trên lập trường đối phương mà suy xét vấn đề. Có như vậy khi chúng ta đưa ra lời nhận xét hay kiến nghị nào đó, nó mới khiến cho đối phương cảm nhận được rằng chúng ta hiểu được họ.


Mang lại cảm hứng cho người khác chứ không phải là chứng minh mình đang có cảm hứng

Có nhiều người nhầm lẫn, cho rằng trong nghệ thuật giao tiếp, cần biểu đạt ra ưu điểm, sở trường của mình, như vậy mới nhận được sự hoan nghênh của người khác.

Thực tế đã chứng minh điều ngược lại, khi bạn dùng hết khả năng của mình để suy nghĩ xem bạn phải biểu đạt như thế nào để thể hiện rằng bạn đang có hứng thú, phải nói làm sao để đối phương cảm nhận bạn là người thấu hiểu, là người thông minh, là người hài hước… Lúc này bạn chỉ nhận được một điều… đó là sự tương phản ngược lại.

James C. Collins, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Từ tốt đến vĩ đại” đã nói đến một trong những quy tắc vàng: Đừng có hễ gặp người khác là nói đến điểm tốt, điểm hấp dẫn của bản thân, hãy chú ý nghe cách nghĩ của người khác, chú ý nghe tiếng lòng của người khác.

Trong cuộc sống, rất nhiều người thất bại trên con đường giao tiếp đều đổ lỗi do bản thân không có “khiếu ăn nói”, họ cho rằng chỉ có người giỏi ăn nói, mồm miệng nhanh nhẹn mới có tính thuyết phục mọi người.

Thực tế, quan sát những người thành danh trong cuộc sống, chúng ta sẽ phát hiện rằng người thành công là những người biết lắng nghe. Học được cách lắng nghe chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách thông minh nhất và cũng là sự lôi cuốn trong giao tiếp của một người.

Theo: vandieuhay

THI SĨ CHU TRẦM NGUYÊN MINH VÀ "LỜI TÌNH BUỒN"

Thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh (1940-2014) tên thật là Trần Đức Tâm (sau này đổi thành Phạm Minh Tâm), quê quán ở Đức-Phổ, Quảng-Ngãi nhưng ra đời tại một vùng ngoại ô Phan-Thiết. Cha mẹ mất sớm, ông phải sống với cậu, với chú và vừa đi làm, vừa đi học.

(Ảnh gia đình cung cấp)

Cuộc đời cơ cực từ thuở nhỏ, từ Nha-Trang lặn lội đến Qui-Nhơn rồi ngược về Phan-Rang, Phan-Thiết để theo ngành Sư phạm và trở thành giáo sư dạy Toán ở Phan-Rang từ năm 1965. Ông trải qua nhiều mối tình ở những nơi chốn đã đi qua và những cuộc tình không trọn vẹn nối tiếp theo một cuộc đời lận đận, buồn bã từ tuổi thiếu niên.

Chiến cuộc dâng cao, giáo chức được gọi nhập ngũ. Chu Trầm Nguyên Minh theo học khóa 25 Sĩ quan trừ bị Thủ-Đức, cùng khóa với nhạc sĩ Vũ Thành An. Duyên văn nghệ đẩy đưa và nhạc phẩm “Lời tình buồn” của Vũ Thành An đã chắp cánh bay bỗng cùng với những dòng thơ Chu Trầm Nguyên Minh vào năm 1967.

Ông bắt đầu tham gia sáng tác từ năm 1965 với nhiều thể loại như viết văn, viết báo, viết kịch và làm thơ. Các tác phẩm đã in: Trong mặt trời buồn (1967), Lời tình buồn (1968, bổ sung và tái bản 2012), Quê hương và nước mắt (1968), Cuộc tình người (1969).

Nhạc sĩ Văn Lương, Trúc Phương và Dzũng Chinh đã dành cho người em, người bạn từ chốn quê ra thành thị, những ân tình sâu đậm, nhất là thuở chân ướt, chân ráo trên mảnh đất Sài-Gòn ngựa xe dìu dặt.

Sau tháng 4.1975, ông đi tù rồi mưu sinh với nhiều nghề khác nhau. Ông qua đời vì chứng bịnh ung thư ngày 19.02.2014 tại Sài-Gòn.

“Lời tình buồn” là một bài thơ hay và chất chứa nhiều cảm xúc. Lời thơ đẹp và giàu ý nhạc nên dễ dàng thăng hoa khi trở thành một nhạc phẩm được giới yêu âm nhạc ưa thích. Bài thơ gồm bốn khổ và luôn được bắt đầu với ba chữ “anh đi rồi” để nhắc nhở nỗi niềm biệt ly và nhung nhớ cũng ghi khắc từ đây.

Khi vào khuôn nhạc, nhạc sĩ Vũ Thành An đã bỏ bớt một khổ thơ và thay thế chữ “phúc” thành “phút”, từ niềm hạnh phúc lâu dài trở thành phút giây yêu đương ngắn ngủi. Hãy cùng nhau đọc lại bài thơ của thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh đã ra đời cách nay hơn nửa thế kỷ.

Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh thuở thiếu thời (Ảnh gia đình cung cấp)

Về bài thơ Lời Tình Buồn

Mối tình học trò âm thầm nảy nở và lớn lên theo từng trang giấy mỏng. Hàng điệp, nhành me là nhân chứng cho buổi sáng gặp gỡ, buổi trưa hò hẹn. Chiến cuộc lan xa, anh giã từ trường lớp, bỏ lại sau lưng hàng cây, bóng nắng và xa luôn mối tình thời thơ dại. Anh biết, em sẽ buồn thương và nỗi lo âu cứ theo thời gian mà dài sâu hun hút ..

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
Lời tình thơm sách vở học trò
Đêm xuống rồi em buồn không hở
Trời xa mù tầm tay với âu lo

Những buổi đón đưa, những lần chờ đợi và anh cũng không đủ lời lẽ để nói hết nỗi lòng đã dành hết cho người thương. Anh đi rồi kỷ niệm cũng mịt mù xa. Tuổi hai mươi và mối tình đầu đời nhiều mơ, lắm mộng. Tuổi học trò mình làm khổ ai chưa mà giờ đây phải chia xa, nẻo thiên đường lấp kín. Người yêu cuối mặt, vòng tay buông lơi, tà áo bay mờ khuất và chỉ biết chờ đợi, hoài mong một ngày vui tao ngộ ..

Anh đi rồi còn ai đưa đón
Áo em bay khuất mất thiên đường
Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi
Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

Anh đi rồi em xếp lại lược gương, mắt môi nhạt nhòa, tóc xanh rũ rượi. Ngày anh xa vắng, phấn son xếp lại chẳng màng. Tìm đâu được nữa niềm vui để điểm trang cho mình thêm đẹp, cho đời thêm tươi. Mười ngón tay trơ trọi đan thành nỗi bâng khuâng, niềm tiếc nhớ những tháng ngày hoa mộng đã chấp cánh bay xa ..

Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng
Cổ em cao tay mười ngón thiên thần
Tóc em xanh trùng dương sóng lượn
Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng


Lời tình tự ngày nào chỉ còn lại nỗi bơ vơ và cô đơn đến tột cùng. Những ngày yêu nhau là những ngày hạnh phúc tuyệt vời dù ngắn ngủi, mong manh. Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết vì trong gặp gỡ đã vấn vương ít nhiều ly biệt. Giữ lại cho nhau phút giây luyến ái để khi xa nhau rồi còn được chút nụ hôn xa làm hành trang cho mối tình đầu không đoạn kết. Lời tình buồn mãi vọng về tim của những kẻ yêu nhau mà không bao giờ được đến gần nhau ..

Anh đi rồi còn ai tình tự
Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ
Phúc yêu em dấu lần quá khứ
Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô

Tám Vạn / Theo: saigonnhonews

Bài hát Lời Tình Buồn, do nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc


ĐỀN CHOỌNG Ở NGHỆ AN VỚI CHUYỆN TÌNH NẢNG TÓC THƠM

Đền Choọng nằm trên núi Pu Đên, ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Đền Choọng gắn liền với câu chuyện tình của Nàng Tóc Thơm và một vị tướng tài.


Chuyện tình cổ tích của Nàng Tóc Thơm với vị tướng tài

Đền Choọng bao quanh là dòng Nậm Choọng, ở bản Choọng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Ngôi đền ở miền tây Nghệ An thể hiện sự giao thoa văn hóa dân tộc Kinh – Thái. Ngôi đền còn gắn với cổ tích tình yêu của một cô gái người Thái.

Đền Choọng nằm trên núi Pu Đên, ở xã Châu Lý, huyện Qùy Hợp, Nghệ An. Đền Choọng gắn liền với câu chuyện tình của Nàng Tóc Thơm và một vị tướng tài. Ảnh: N.T

Đó là chuyện tình cổ tích của nàng là Nang Phốm Hóm - tiếng Thái nghĩa là Nàng Tóc Thơm. Nàng Tóc Thơm đẹp người, đẹp nết nhất Mường Choọng ngày đó. Tương truyền, thuở ấy, khi quê hương bị giặc giày xéo, nàng và dân bản đã sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn lao động và chiến đấu.

Trong thời gian lưu lại nơi này (vào khoảng năm 1425), một tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn đã đem lòng yêu thương, hẹn thề nên duyên chồng vợ cùng Nàng Tóc Thơm. Nàng Tóc Thơm được nghĩa quân tin cậy giao phó việc quyên góp lương thực. Ngày đêm, Nàng Tóc Thơm ra sức vận động bà con tăng gia sản xuất, làm ruộng, dệt vải tiếp tế cho nghĩa quân.

Những di tích còn lại của đền Choọng cổ được lưu giữ. Ảnh: N.T

Mỗi buổi chiều, sau khi hoàn thành công việc, cô gái thường ra dòng Nậm Choọng gội đầu sau khi xong hết việc. Một chiều nọ, nàng không may bị trượt chân ngã và bị dòng nước cuốn đi.

Nhận được tin người yêu mất, tướng quân tức tốc quay về và cho quân lính đào xới đất đá chất thành núi tìm người yêu nhưng vẫn không thấy. Tiếc thương nàng, người dân đã lập đền thờ trên đồi đất mà tướng quân và binh lính đã đào để tìm nàng.

Tượng Nang Phốm Hóm (Tiếng Thái nghĩa là Nàng Tóc Thơm) tại đền Choọng ở xã Châu Lý, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. Ảnh: N.T

Trải qua thăng trầm lịch sử, đền Choọng bị tàn phá, chỉ còn lại những tảng đá kê chân cột. Dấu tích đền xưa chỉ còn 16 viên đá, song dấu ấn văn hóa tâm linh, dấu ấn một thời kỳ lịch sử gắn với ngôi đền thì vẫn trường tồn.

Năm 2013, đền Choọng được tôn tạo, phục dựng chính trên nền cũ với khuôn viên rộng hơn 9ha, gồm các hạng mục: thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu, tam quan, cổng tứ trụ…

Qua thăng trầm lịch sử, đền Choọng bị tàn phá, chỉ còn lại những tảng đá kê chân cột. Dấu tích đền xưa chỉ còn 16 viên đá. Ảnh: N.T

Ðiểm bắt đầu của đền Choọng là Nghi môn được kết cấu gồm hai trụ biểu được làm bằng đá hoa cương nguyên khối, bốn mặt tạc long, ly, quy, phụng rất công phu và tinh xảo. Bên cạnh hai trụ biểu là tượng 2 con voi bằng đá granit nguyên khối. Qua Nghi môn là đến Miếu Sơn thần được làm bằng đá hoa cương nguyên khối.

Đền chính được thiết kế uy nghi, bề thế vừa cổ kính thâm nghiêm tiêu biểu cho lối kiến trúc truyền thống của đền chùa việt Nam, vừa mang dáng dấp rất riêng của văn hóa dân gian người Thái cổ.

Tượng Nang Phốm Hóm được đúc bằng đồng theo mẫu một người phụ nữ dân tộc Thái với trang phục truyền thống, đầu đội khăn phiêu. Ảnh: N.T

Đền chính được bố trí ba cung thờ, trong đó cung chính giữa là nơi bài trí thờ Nang Phốm Hóm và hạt lúa thần. Tượng Nang Phốm Hóm được đúc bằng đồng theo mẫu một người phụ nữ dân tộc Thái với trang phục truyền thống, đầu đội khăn phiêu, mặc áo cóm đính hai hàng khuy ở giữa, váy khắc các hình hoa văn truyền thống của người Thái ở Mường Choọng.

Năm 2015, đền Choọng ở xã Châu Lý, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: N.T

Năm 2015, đền Choọng được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Những ngày rằm, mồng một và các ngày lễ trong năm, người dân huyện Quỳ Hợp và các vùng lân cận lại về dâng hương tại đền rất đông. Đặc biệt là ngày giỗ Nàng Tóc Thơm vào ngày Rằm tháng 6 âm lịch hàng năm.

Thắng Tình Theo: Dân Việt



HÀO NHOÁNG ĐỜI TU

Tôi cứ tưởng "cha giàu, cha nghèo" là một câu chuyện thế tục của người thường nhưng hôm nay đọc qua một câu chuyện trên "FB Thắc mắc Công giáo" của linh mục Lorenso Hanty Nguyễn Trọng Khải mới biết trong đạo cũng có "Cha giàu, cha nghèo" theo đúng nghĩa đen của nó. (LKH)


HÀO NHOÁNG ĐỜI TU
 
Sáng nay trên đường đi thăm viếng, tôi có ghé thăm nhà của một em trong nhóm ơn gọi của tôi. Nhà em ở tít trên ruộng, phải lội qua một cánh đồng xa khoảng 2 km mới tới được nhà của em. Căn nhà lá đơn sơ, cũ kỷ, xung quanh là bốn bề ruộng lúa. Em đang chăn vịt ngoài đồng. Thấy tôi đến em hớn hở chạy vô chào rất vui vẻ.

Em tuy ở xa thế, nhưng chưa bao giờ vắng một buổi họp ơn gọi nào. Em luôn có mặt đúng giờ và rất nghiêm túc. Người nhỏ nhắn, đen nhẻm nhưng rất lanh lẹ và có duyên. Em có ước muốn đi tu làm linh mục, vì vậy mà em rất siêng đi Lễ, và thích được giúp lễ.

Sau khi chia tay ra về, em đi theo tôi một đoạn và em hỏi tôi:

“ Thầy ơi nhà con nghèo chắc không đi tu được hả thầy ?”.

Tôi hỏi em: “ Sao con lại hỏi thế?”

Em nói rằng: “Mẹ con bảo nhà nghèo hong đi tu làm cha được, vì mẹ con hong có tiền để lo lễ tạ ơn, lo sắm đồ lễ cho con được. Mẹ con nói là làm linh mục tốn tiền nhiều lắm”.

Chia tay em mà câu hỏi của em vẫn trong tâm trí tôi, làm cho tôi mãi suy nghĩ, tôi đem vào giờ cầu nguyện tối của tôi. Câu hỏi của em làm cho tôi phải nhìn lại thực tế cuộc sống của những người đi tu như tôi hôm nay. Chúng tôi đã sống thế nào mà để cho người khác có một cái nhìn, cái suy nghĩ như thế.

Xã hội phát triển, con người ta sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi, vật chất. Người tu cũng bị ảnh hưởng bởi cái sự hưởng thụ vật chất, cũng sống xa hoa, cũng có đầy đủ mọi thứ sang trọng có khi là không cần thiết.

Tôi không biết tự bao giờ mà có tục lệ làm lễ tạ ơn sau khi được khấn dòng, được thụ phong linh mục, hoặc là 2,3,4,5…. năm linh mục hay khấn dòng, và Thánh lễ tạ ơn làm rất long trọng, hoành tráng từ vài chục măm đến hơn trăm măm cỗ. Không biết là sau khi khấn xong, hay sau khi làm linh mục thì bản thân người ấy sẽ sống ra sao, làm được gì cho tha nhân, nhưng trước hết là làm cái lễ tạ ơn cho thật to, thật oách cái đã. Mỗi năm đến mùa phong chức hay khấn dòng thì nhiều người cứ phải chạy show đi ăn lễ tạ ơn vì được mời. Lễ tạ ơn nhiều quá, giờ nó không còn gì mới lạ, hấp dẫn hay ý nghĩa nữa mà đôi khi nó trở nên gánh nặng cho người được mời, cho cả gia đình vì phải gồng gánh tổ chức lễ.

Tôi cũng không biết tự bao giờ mà những đồ dùng trong Thánh Lễ lại có nhiều mẫu mã, nhiều chất liệu, nhiều loại giá cả như hôm nay, chẳng khác gì thời trang ngoài xã hội, kẻ có tiền mua đồ tốt, người ít tiền mua loại rẻ hơn. Đồ lễ cũng thế, cha nào có tiền thì mua loại tốt, cha nào ít tiền thì mua loại rẻ, nhìn vào chén lễ và đồ lễ sẽ thấy đẳng cấp. Có dịp ghé vào nhà sách công giáo, tôi mới thấy đồ lễ có đủ loại giá, từ một triệu cho đến hàng trăm triệu cũng có. Tôi tự hỏi sao Giáo Hội không qui định tất cả mọi thứ chén lễ, hay đồ lễ,…chỉ dùng cùng một loại chất liệu, một loại vải,…tất cả cùng giống nhau, giá cả cũng giống nhau, để linh mục nào cũng giống linh mục nào, không có cha giàu, cha nghèo, cũng không có Nhà Thờ giàu Nhà Thờ nghèo, để không có đẳng cấp, không có sang hèn trong những đồ ‘thánh’ này. Và để cho mọi người ý thức rằng Chúa mới là chính chứ không phải là những đồ vật đấy là chính.
Nhìn vào thực tế người tu hôm nay chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những người tu ‘đẳng cấp’ ‘sang chảnh’ nơi quần áo, đồ dùng mà họ có. Biết bao người tu đã chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài ấy để rồi đánh mất cái căn tính của người tu đó là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu- một Giêsu nghèo khó, nhưng người tu hôm nay lại ‘khó mà nghèo’.

Có một thầy phó tế nọ chuẩn bị cho ngày lễ tạ ơn sau khi được thụ phong linh mục rất hoành tráng. Thầy mua chén thánh tám mươi triệu, và mỗi áo lễ là khoảng bảy triệu một cái. Thầy con yêu cầu gia đình là phải gắn máy lạnh tất cả các phòng ngủ để đón khách đến vào ngày lễ tạ ơn. Cha mẹ chỉ là nông dân bình thường thôi, họ phải gồng gánh để chuẩn bị lo cho thánh lễ tạ ơn của con trai mình theo như ý nó muốn. Gia đình chắc phải chuẩn bị hàng tỉ đồng để lo cho cái ngày con trai mình bước lên bàn thánh. Rồi sau ngày lễ tạ ơn ấy, người linh mục này sẽ thế nào? Tôi không biết Chúa ở trong chén thánh tám mươi triệu có khác với Chúa ở trong chén thánh vài ba triệu không? Linh mục mặc áo lễ bảy, tám triệu làm lễ có sốt sáng hơn linh mục mặc áo chỉ một hai triệu hay không? Hay người ta chỉ ngắm nhìn cái chén, trầm trồ vì cái chén đẹp mà chẳng thấy Chúa ở đâu trong cái chén ấy. Và người ta chỉ lo ngắm cái áo của vị linh mục, mà chẳng có chú tâm đến Chúa ở trong vị linh mục ấy.


Người thầy tu và nữ tu ngày nay cũng thế, bị cuốn hút vào xã hội vật chất này. Nhiều thầy tu và nữ tu cũng làm lễ tạ ơn thật hoành tráng sau khi tuyên khấn lần đầu, trọn đời, hoặc kỷ niệm 25 năm, 50 năm. Người nữ tu ấy cũng chẳng thiếu thứ gì, thứ gì cũng đắc tiền, cũng sang chảnh mới chịu. Ngày nay chúng ta không khó để nhìn thấy những nữ tu giàu có, sang chảnh, sành điệu…

Và bản thân tôi người thầy tu và nữ tu cũng bị vật chất lôi cuốn, khi mà tôi cũng chọn cho mình loại vải thật đẹp, đắc tiền để may những bộ tu phục. Tôi cũng thích khoác lên mình những thứ đắc tiền để thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu,…theo thói đời. Người ta không còn thấy Chúa ở nơi tôi mà chỉ thấy một nữ tu ‘sành điệu’ ‘sang chảnh’ và giàu có, cái nét đơn sơ, giản dị, nghèo khó của một người nữ tu thực sự không còn ở nơi tôi nữa.

Vì cách sống của chúng tôi như thế thì làm sao mà người ta không khỏi thắc mắc như cậu bé kia đã hỏi “ nghèo có đi tu được không?”. Nếu người tu cứ sống như chúng tôi đang sống trong xã hội này, cứ hưởng thụ, cứ tiêu xài,…cứ tổ chức hết lễ tạ ơn này đến tạ ơn khác, thì thử hỏi làm sao người ta không nghĩ rằng ‘nghèo sao đi tu được’, làm gì có tiền để lo được như thế.

Người tu dần mất đi chất lượng bên trong vì quá tập trung vào cái hào nhoáng bên ngoài, và cũng vì thế mà ngày nay có biết bao nhiêu scandal của người tu hàng ngày xảy ra. Người tu kém chất lượng, kém giá trị làm cho người khác mất dần sự tín nhiệm, sự trân trọng, và sự tin tưởng vào người tu nữa. Người tu thay vì làm gương sáng thì đã trở nên gương mù cho tha nhân.

Nhìn lại bản thân tôi là một người tu trong thời hiện đại này, tôi thấy chúng tôi đã bị nhiễm quá nhiều tinh thần thế gian, tinh thần hưởng thụ, thích cái hào nhoáng, tìm kiếm hư danh. Chúng tôi đã đi lạc xa con đường của Chúa. Xin tha thứ cho chúng tôi, xin cầu nguyện cho chúng tôi thật nhiều để mỗi người chúng tôi biết nhận ra mà quay trở về con đường khiêm nhu của Chúa. Xin lỗi vì đã làm cho mọi người thấy hình ảnh méo mó của Chúa, đã làm cho mọi người hiểu sai về đời tu qua cách sống của chúng tôi.

Xin lỗi cậu bé vì đã làm cho con thất vọng và mặc cảm khi nghĩ rằng ‘nghèo không đi tu được’. Con à nghèo hay giàu đều có thể đi tu, vì đó là ơn gọi do Chúa ban cho chúng ta. Con hãy kiên trì cầu nguyện và tiếp tục tham gia sinh hoạt cùng nhóm ơn gọi nhé. Thầy cầu nguyện cho con và sẽ luôn đồng hành cùng con. Xin Chúa chọn gọi và nâng đỡ con trong mọi ngày đời của con.

LORENSO HANTY NGUYỄN TRỌNG KHẢI

Saturday, March 30, 2024

VŨ ĐỨC SAO BIỂN: MỘT HỒN THƠ NHẠC, NỬA ĐỜI ĐAU THƯƠNG

Mặc những tác động từ chứng thiểu năng tuần hoàn não, Vũ Đức Sao Biển đã sống, cống hiến trọn vẹn một đời người và một tấm chân tình cho nghệ thuật.


Sau 2 năm chống chọi với bệnh ung thư vòm họng, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trút hơi thở cuối cùng vào khuya 6/5. Thông tin làm người yêu mến nhạc sĩ thảng thốt khi vừa tuần trước thôi, ông vẫn còn minh mẫn đón tiếp, trò chuyện với đoàn Mai Vàng nhân ái; dịp Tết Nguyên Đán 2020 còn đăng bài trên một số giai phẩm xuân.

Nhạc sĩ gốc Quảng viết về Nam Bộ

Vũ Đức Sao Biển sinh ra ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Vào một tháng 9, mùa thu năm 20 tuổi, ông trở về quê nhà, cầm cây guitar lên đồi sim xưa. Cảnh vật mùa thu đẹp đến nao lòng, mọi thứ không có gì thay đổi, duy chỉ có người bạn nghèo thời trung học của ông không còn nữa. Vũ Đức Sao Biển nhìn cảnh thu vàng tĩnh mặc, đồi sim nở tím tràn, nhìn dòng sông, những tòa trong khu đền tháp cổ… rồi viết nên bản Thu, hát cho người.

Tựa ca khúc gốc vốn có một dấu phẩy, có nghĩa rằng khúc ca Thu, hát cho người thực chất như một ghi chép có thời gian, địa điểm, mục đích viết rõ ràng, rành mạch, có tính nhắc nhớ. Tuy nhiên, sau này, các đơn vị sử dụng ca khúc thường bỏ đi dấu phẩy trong khâu giới thiệu, thành ra một tựa bài khá đa nghĩa là Thu hát cho người.


Đúng như tựa bài, Vũ Đức Sao Biển viết ''Thu, hát cho người'' với rất nhiều câu hỏi tu từ không cần đáp (hoặc không có lời đáp), để nhắc nhớ rằng ông và cô bạn thuở thiếu thời mãi mãi không gặp lại nhau nữa: “Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ / Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ”.

Hoặc như ông từng tự bạch, Thu, hát cho người nhưng thực ra phần nhiều hơn là hát cho mình.

Lạ là, tuổi đôi mươi, Vũ Đức Sao Biển viết những Thu, hát cho người, Chiều mơ, Tiếng hát trên đồi Tăng Nhơn Phú… nhiều suy tư; và chất nhạc, tính thơ trong đó rất gần với các nhạc sĩ tiền chiến. Nhưng ở tuổi 50 – 60, ông viết những Điệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang, Đường về, Mùa Xuân hát trên ngọn cây tùng, Xuân ca vô tận… vẫn suy tư nhưng là một kiểu khác. Chúng dung dị, gần gũi, chân phương và tươi sáng như miền đất phương Nam; và cất sâu suy tư, trải đời của người đàn ông đã đi qua 2/3 cuộc đời.

Vũ Đức Sao Biển chân tình kiểu người Quảng, trí thức kiểu Sài Gòn và dung dị kiểu con người phương Nam.

Sinh ra ở Quảng Nam, học ở TP.HCM và lần đầu đặt chân xuống Bạc Liêu năm 23 tuổi. Khi ấy, có lẽ Vũ Đức Sao Biển chưa biết đây là nơi ông trút tâm tư viết nên những ca khúc về mảnh đất bình dị này cũng như về miền phương Nam Tổ quốc.

Bộ ba ca khúc Thu, hát cho người, Điệu buồn phương Nam Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang mà Vũ Đức Sao Biển để lại cho đời, sống cùng năm tháng.

Bài Thu, hát cho người, khi mà từ những danh ca đời đầu như Hà Thanh, Anh Ngọc, rồi Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Ngọc Long... người thì mất, người thì khán giả đã quên tên nhưng tự thân ca khúc vẫn là một trong những bản nhạc thu hay nhất, được hát nhiều nhất mỗi độ thu hằng năm.

Những ca khúc phương Nam của Vũ Đức Sao Biển cũng vậy, bài nào cũng được nhiều ca sĩ hát. Hai bài Điệu buồn phương Nam Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang có vài chục phiên bản. Hương Lan, Phi Nhung rồi các lớp ca sĩ dòng dân ca – quê hương sau này đều góp giọng. Hương Lan cũng là người trình diễn đầu tiên bản Dạ cổ hoài lang trên sóng quốc gia được ông phục dựng vào năm 1999.


Dĩ nhiên, các giọng ca đưa những bài nhạc của Vũ Đức Sao Biển đến khán giả nhưng ở góc nhìn nào đó, họ thành danh từ “gia tài” gần 70 ca khúc của cố nhạc sĩ. Những Điệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang, Đau xót lý chim quyên… từ bao giờ trở thành những cánh cửa đầu tiên mà ca sĩ dòng dân ca – quê hương mở ra để vào nghề.

Kim Dung giữa đời Vũ Đức Sao Biển

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1961, phát triển từ sau 1975 và tiến lên đỉnh cao của “làn sóng” vào thập niên 90.

Vũ Đức Sao Biển không phải dịch giả hay người biên khảo duy nhất các tác phẩm của Kim Dung. Các dịch giả gắn tên với truyện Kim Dung có thể kể ngay là Hàn Giang Nhạn, Nguyễn Duy Chính hay Từ Khánh Phụng; các cây bút phiếm luận, khảo luận có đầy rẫy: Bùi Giáng, Bửu Ý, Đỗ Long Vân…

Song chỉ Vũ Đức Sao Biển được khán giả ưu ái gọi là “nhà Kim Dung học Việt Nam”. Có lẽ, vì ông đã dành gần trọn đời mình để viết về truyện của Kim Dung.

Những năm đầu 60, tiểu thuyết võ hiệp bị xem như là loại hình giải trí rẻ tiền và cho đến tận ngày hôm nay, không ít người vẫn tin như vậy. Trong bộ sách Kim Dung giữa đời tôi, Vũ Đức Sao Biển chỉ ra rằng võ hiệp không chỉ có đánh đấm, không phải nơi con người mộng mơ sở hữu thứ sức mạnh viển vông; và truyện Kim Dung có nhiều thứ đáng suy ngẫm hơn là nhân vật nào có võ công cao cường nhất.

Bìa toàn tập bộ "Kim Dung giữa đời tôi".

Thời trẻ, Vũ Đức Sao Biển đọc Kim Dung để tìm thấy chốn “thiên ngoại hữu thiên” (ngoài trời này có bầu trời khác) cho ông nương náu tinh thần khỏi thực tại. Nhưng càng đi qua năm tháng, ông càng thấy rằng, thế giới rộng lớn trong tiểu thuyết võ hiệp tuy hư cấu nhưng lại chính là cuộc sống hiện thực mà mình đang sống.

Bộ sách Kim Dung giữa đời tôi với lần lượt các quyển ra đời, trở thành sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Gần 100 bài viết, Vũ Đức Sao Biển luận truyện Kim Dung trên nhiều phương diện như văn hóa, lịch sử, triết học (tư tưởng Khổng-Mạnh, Phật giáo, Đạo giáo, học thuyết âm dương – ngũ hành…) luận bàn phong cách xây dựng nhân vật, ẩm thực, kỹ thuật, âm nhạc... đến sâu sát những chuyện hết sức vi mô: khóc thương cho Nghi Lâm, A Tử, bênh vực Điền Bá Quang, .v.v..

Sau mấy mươi năm, bộ Kim Dung giữa đời tôi giữ nguyên giá trị khi ở đó, người đọc không chỉ tiếp nhận nguồn tri thức lớn mà còn là tấm chân tình tròn đầy của tác giả đã cần mẫn viết trong nhiều năm liền.

Đời buồn của nhạc sĩ

Vũ Đức Sao Biển hoài bão lớn, luôn trĩu nặng tâm tư về cuộc đời và mục đích sống. Ông sợ sống hoài phí đời mình. Ngay cả việc đóng chặt cửa phòng bệnh viện để cố ngồi 12 tiếng/ngày, bất chấp cơn đau lưng đến phải tiêm thuốc giảm đau vào tủy sống, vị nhạc sĩ chỉ muốn “viết văn cho đời giải trí”. Vũ Đức Sao Biển không mong gì hơn những quyển sách của mình “góp vài kiến thức nho nhỏ” hoặc giúp bạn đọc bớt muộn phiền, căng thẳng. Ước muốn dẫu khiêm cung nhưng với ông đã mãn nguyện.

Đọc những gì Vũ Đức Sao Biển viết, với tư cách tác giả, ông thường lồng vào tâm tư cá nhân trong các tiểu thuyết, biên khảo, bút ký… của mình. Ông viết về đời, về người, vùng đất ông đi qua hay nhân vật trong trang sách đều bao dung, tươi sáng; nhưng cóp nhặt những nội dung ông tự bạch về mình, chân dung vị nhạc sĩ hiện lên nhuốm màu buồn thương, luôn cô đơn và bị bệnh tật giày vò.

Chân dung nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển hiện lên trong các dòng tự bạch nhuốm màu đau thương.

“Tôi không ngờ từ một thằng bé nghèo sinh ra trong bom đạn chiến tranh giữa núi rừng Quảng Nam đã trở thành một anh trung niên đang lắng nghe mùa thu về, trí tuệ luôn luôn bị cưỡng bách, không một đêm nào ngủ được quá 7 tiếng, thân xác đau rã rời bởi chứng thoát vị đĩa đệm cột sống và đầu óc luôn bị choáng váng với chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Ai nói sống trên đời là hạnh phúc? Tôi sống trên năm mươi năm, mong được hưởng một ngày gọi là hạnh phúc để nếm xem mùi vị hạnh phúc là thế nào nhưng vẫn chưa có hân hạnh được nếm thử. Thì thôi, thà mua một đôi giày chật mang dính vào chân suốt ngày, buổi chiều cởi được nó ra lắng nghe hai bàn chân không còn cảm giác đau đớn để cứ gọi đó là hạnh phúc. Vâng, hạnh phúc là sự cởi bỏ được đôi giày quá chật ra khỏi hai bàn chân của bạn”, Vũ Đức Sao Biển tự bạch trong Những suy niệm siêu hình.

Hay trong Bức giác thư giã từ thế kỷ, Vũ Đức Sao Biển đã thức trắng đêm trước ngày nhân loại đón thiên niên kỷ thứ 3. Đêm ấy, ông chỉ có một mình, viết về nỗi cô đơn: “Có một chiều, tôi trở về căn nhà lạnh giá, bên ngoài mưa rơi. Loài người đâu rồi? Sao tôi ở lại một mình giữa gối chăn lạc lõng? Tôi đi tìm sự cứu rỗi, sao chỉ gặp nỗi cô đơn?... Tôi không không có ngàn tia nắng. Tôi chỉ mong có một tia nắng rọi. Cuối thế kỉ rồi, đêm tối đang đến để ngày mai có một bình minh khác lên”.


Đó cũng là hôm, Vũ Đức Sao Biển nói, đã chuẩn bị cho ngày mình “như cánh chim bay khỏi bầu trời này”.

Vũ Đức Sao Biển cũng không phải là người luận hay dịch truyện Kim Dung hay nhất. Chính ông nhiều lần để ngỏ các vấn đề phát hiện trong biên khảo vì chưa giải mã được những thông điệp mà tác giả Kim Dung cài cắm. Có lẽ, hơn cả sĩ diện của một học giả, Vũ Đức Sao Biển chân thành mong “sóng sau xô sóng trước”, “tre già măng mọc”.

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mất đi nhưng những giá trị ông để lại cho người dân Bạc Liêu, Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây; cho độc giả các thế hệ như những di sản, hãy còn. Và có lẽ, với họ, Vũ Đức Sao Biển đã không hề sống hoài sống phí như nỗi lo lúc sinh thời của ông.

Gia Bảo / Theo: VietNamNet



MINH NGUYỆT DẠ LƯU BIỆT - LÝ QUÝ LAN


Minh nguyệt dạ lưu biệt - Lý Quý Lan

Ly nhân vô ngữ nguyệt vô thanh,
Minh nguyệt hữu quang nhân hữu tình.
Biệt hậu tương tư nhân tự nguyệt,
Vân gian thuỷ thướng đáo Tằng Thành.


明月夜留別 - 李季蘭

離人無語月無聲
明月有光人有情
別後相思人似月
雲間水上到層城


Lưu biệt đêm trăng - (Dịch thơ: Nguyễn Minh)

Người không lời, mặt trăng tĩnh lặng
Người có tình, trăng sáng lung linh
Nhớ nhau cảm được tâm tình
Trăng như người tới Tằng Thành thăm ta


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Lý Quý Lan 李季蘭 (713-784) vốn tên Lý Dã 李冶 (có sách chép Lý Dụ 李裕, Lý Đãi 李紿) sinh năm Khai Nguyên thứ nhất đời Đường Huyền Tông, người Ô Trình, tỉnh Giang Nam (nay thuộc Ngô Hưng, Chiết Giang). Nàng có tài làm thơ từ khi còn nhỏ tuổi, lại thông minh, lanh lợi hơn người. Năm mười một tuổi, được cha mẹ đưa vào Ngọc Trấn quán ở Viêm Trung làm nữ đạo sĩ, cho đổi tên thành Lý Quý Lan 李季蘭 vì nghĩ rằng chốn tịnh tu đèn xanh mũ vàng có thể xoá bỏ nghiệp chướng của đời nàng. Vì có tài thơ xuất chúng, nên Lý Quý Lan đã được các văn nhân, thi sĩ mến mộ và thường lui tới đạo quán đàm luận thơ văn, ngay cả Đường Huyền Tông cũng biết tiếng nàng và thường hay đọc thơ của nàng. Lý Quý Lan có nhiều bạn thơ nhưng trong đó được kể đến nhiều là các thi sĩ Chu Phóng, Lục Vũ, thi tăng Hạo Nhiên.

Cuối cùng, Đường Huyền Tông nghe danh và triệu nàng lên kinh diện kiến, khi đó nàng đã 40 tuổi. Trong khoảng thời gian đó xảy ra loạn An-Sử khiến Đường Huyền Tông bỏ chạy, Lý Quý Lan bị lạc trong loạn và không rõ tung tích. Có thuyết nói do nàng từng dâng thơ tán tụng phản tướng Chu Thử 朱泚 trong thời gian xưng đế nên về sau bị vua Đức Tông xử tội chết năm 784.


Nàng giỏi thơ ngũ ngôn, thường lấy chủ đề thù tặng, khiển hoài. Lưu Trường Khanh 劉長卿 tôn nàng là thi hào. Trần Chấn Tôn 陳振孫 đời Tống tầm lục thơ nàng biên thành một quyển "Lý Quý Lan tập" 李季蘭集 nhưng nay đã thất truyền, chỉ còn lại 16 bài.

Nguồn: Thi Viện



CHUYỆN TÌNH NÀO ĐẪM LỆ, BI THƯƠNG BẬC NHẤT LỊCH SỬ VIỆT NAM?

Dù đã bị ép gả cho người khác, Công chúa Thiên Thụy vẫn nhớ nhung đến vị tướng trẻ tuổi và đã phạm sai lầm khiến cuộc đời họ rẽ hướng.


Người ta nói rằng, nếu như tình yêu không được đáp trả thì thật sự đau đớn. Thế nhưng nó có là gì nếu như đang yêu đương nhưng vẫn phải chia tay. Hai kẻ đáng thương bỗng dưng phải đường ai nấy đi đã làm nên những chuyện sai trái. Đấy là điều đã xảy đến trong cuộc đời của Công chúa Thiên Thụy và Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư.

Chuyện tình bị đứt gánh giữa đường

Công chúa Thiên Thụy tên là Trần Quỳnh Trân, con gái vua Trần Thánh Tông và cung phi Vũ Thị Ngọc Lan. Bà là chị gái ruột của vua Trần Nhân Tông.

Tương truyền, Thiên Thụy là nàng Công chúa rất được vua cha yêu quý vì xinh đẹp, dịu dàng và rất giỏi giang.

Năm 1257 khi quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, viên tướng trẻ Trần Khánh Dư đã lập mưu đánh bại một cánh quân của giặc.

Bởi vậy, ông được vua Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua), phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân, một chức vụ mà đương thời, nếu không phải là hoàng tử thì không được phong.

Là con vua, Trần Khánh Dư trở thành Vương gia và có hiệu là Nhân Huệ Vương.

Kể từ đó, ông thường xuyên ra vào cung cấm. Nó cũng tạo nên cơ duyên để Nhân Huệ Vương và Thiên Thụy Công chúa gặp mặt nhau.

Dần dần, cả hai cảm mến đối phương rồi nảy sinh tình yêu. Trần Khánh Dư mê đắm nàng Công chúa vì sự xinh đẹp dịu dàng động lòng người. Công chúa lại cảm mến sự kiêu hùng, giỏi giang của vị tướng trẻ. Tình yêu của cả hai cứ dần dần lớn lên như thế.

Hình vẽ Trần Khánh Dư (Nguồn: Ấm Chè).

Ngỡ rằng cặp đôi sẽ có một cái kết viên mãn, trai anh hùng đến với gái thuyền quyên. Thế nhưng giữ đường lại có trở ngại lớn.

Con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn cũng mê đắm Thiên Thụy.

Bởi thế, Hưng Đạo vương đã đến dạm hỏi, xin vua cho con trai cưới Thiên Thụy Công chúa.

Khi đó, Hưng Đạo vương là rường cột của quốc gia, trụ cột triều đình nên dù biết con gái yêu Trần Khánh Dư, vua Trần Thánh Tông vẫn phải chấp thuận lời hỏi cưới, gả Thiên Thụy vào phủ Hưng Vũ vương.

Vậy là cặp đôi Thiên Thụy - Trần Khánh Dư phải đứt gánh giữa đường.

Tranh minh họa Thiên Thụy Công chúa.

Lén lút qua lại và cái kết đắng chát

Sau khi kết hôn rồi, cả hai vẫn không thể dứt tình. Trần Khánh Dư và Công chúa lén lút gặp nhau. Chuyện đó về sau bị phát hiện khiến cha con Hưng Đạo Vương tức giận vô cùng.

Để xoa dịu cơn giận này, vua Trần Nhân Tông (người vừa lên ngôi) đã ra lệnh đánh chết Trần Khánh Dư. Bản thân Trần Nhân Tông thương tiếc chị gái, quý trọng người tài nhưng sự việc gây nên thật sự chẳng có lời nào bào chữa nổi.


Sau đó, vua đã ngấm ngầm dặn dò không được đánh chết, xuống chét đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản của Khánh Dư rồi thả ông về quê.

Ngay sau đó, Trần Khánh Dư quay về Chí Linh, ngày ngày đội nón lá, mặc áo ngắn đi bán than. Thiên Thụy Công chúa cũng bị trả về cung riêng, coi như bị chồng hưu (ly hôn).

Vài năm sau, đến 1282, quân Nguyên lăm le xâm lược nước ta lần thứ 2. Vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch chống giặc. Tại bến Bình Than, vua bất chợt thấy Trần Khánh Dư chèo thuyền chở đầy than củi lướt qua.

Tranh vẽ Trần Khánh Dư.

Vua mùng rỡ sai người dùng thuyền đuổi theo, triệu Khánh Dư đến rồi cho theo xa giá về lại triều và phong cho làm Phó đô tướng quân chỉ huy một cánh quân chuẩn bị đánh giặc.

Về lại, Khánh Dư và Thiên Thụy lại gặp nhau. Tình cũ không rủ cũng tới, họ lại quấn quýt không rời. Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: “Rốt cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ”.

Vua Trần Nhân Tông biết chuyện, muốn giữ thể hiện cho Hoàng gia, ông đã buộc chị gái mình phải xuất gia. Đầu năm 1284, công chúa Thiên Thụy đến Văn Úc, chọn một gò đất cao lập am tu hành.

Cùng năm đó, giặc Nguyên xâm lược nước ta do Trấn Nam vương Thoát Hoan chỉ huy. Năm 1285, tướng giặc Ô Mã Nhi tiến đánh Vân Đồn, Vạn Kiếp và phòng tuyến bị phá vỡ. Nhiều tôn thất nhà trần và tướng soái hoảng sợ đầu hàng. Trần Nhân Tông rút vào Nghệ An. Trước tình hình ấy, triều đình họp bàn tìm kế hoãn binh và quyết định ngoài vàng bạc châu báu sẽ mang theo một cô công chúa có nhan sắc để cầu thân.

Đền Mõ, nơi thờ Thiên Thụy Công chúa.

Khi đó, Thiên Thụy Công chúa được nghĩ đến đầu tiên và đón về triều. Tuy vậy, bà phản đối quyết liệt khiến vua đành để bà về am. Từ đó về sau, Công chúa một lòng tu hành và chôn chặt hoàn toàn mối tình với Trần Khánh Dư.

Theo sách Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, tháng 10/1308, bà ốm nặng, Thượng hoàng Nhân Tông bấy giờ là Trúc Lâm đại sĩ, đang tu trên núi Yên Tử hạ sơn đến thăm chị gái. Trước lúc ra về, ngài ngậm ngùi cầm tay bà nói: 'Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, Âm phủ có hỏi thì bảo rằng, xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay'.

Nói xong về núi. Đi mấy ngày đến am, dặn dò đồ đệ hậu sự, bỗng nhiên ngài ngồi hóa. Thiên Thụy cũng ngày hôm đó qua đời).

Ngày mùng 3/11/1308 bà mất. Quả nhiên cùng ngày hôm đó Thượng hoàng Nhân Tông cũng băng hà. Vua Trần Nhân Tông là em ruột, lại là người chứng kiến cũng như xử lý toàn bộ chuyện tình ngang trái của Công chúa nên đã rất hiểu và vô cùng thương người chị gái. Sau tất cả, Thiên Thụy vẫn là người đáng thương nhất. Yêu một người nhưng bị ép gả để rồi kết cục cuối mới đau lòng làm sao.

Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Nam Ông Mộng Lục
Ca Ca / Theo: afamily

KHÔNG NÓI RA 2 ĐIỀU NÀY MỚI LÀ THÔNG MINH XUẤT CHÚNG

Đau không nói, khổ không kêu là một kiểu dũng cảm và trí tuệ.


Cười, cả thế giới cùng cười với bạn. Khóc, bạn chỉ có thể khóc một mình.

Rồi cũng có một ngày, bạn sẽ phát hiện thế giới này không có sự đồng cảm chân chính. Mọi lắng nghe chỉ là phép tắc lịch sự, quan tâm trở thành thứ xa xỉ trong các mối quan hệ. Con người lướt qua đời nhau là chuyện thường tình.

Vậy nên, thay vì nói cho người khác biết về khổ tâm và bất hạnh của mình, chi bằng bớt lại vài câu nói, mỉm cười cho qua.

Cũng giống như người xưa có câu: Kẻ tầm thường thích cầu người, đại trí cầu chính mình.

1. Cái khổ của bạn, không cần thiết nói ra

Chúng ta quen với việc kể lể, than thân trách phận, tâm sự bất hạnh của mình với người khác, hy vọng có thể nhận được sự đồng cảm và vỗ về để tâm hồn được chữa lành.

Song, cái khổ tâm của bạn âu cũng chỉ là câu chuyện vô thưởng vô phạt trong mắt đối phương.

Cái phiền lòng của bạn nghe mỏi mệt thật đó, nhưng nó không hề liên quan đến người khác. Đó là còn chưa kể đến nỗi khổ của bạn lại trở thành chủ đề chuyện phiếm của họ để bàn ra nói vào.

Do đó, bạn kể khổ thì đã sao? Luôn luôn không thể nhận về sự thỏa mãn trong tâm hồn như đã kỳ vọng.

Nhà triết học người Scotland, Adam Smith từng nói:

"Trên thế giới này không có ai đủ sự đồng cảm với nỗi đau của bạn. Bạn tổn thường thật nhiều, bạn hoài nghi nhân sinh, đó đều là chuyện của bạn. Người khác có lẽ cũng đồng cảm, cũng thở dài vài câu, nhưng không bao giờ hiểu được vết thương của bạn đau đớn đến mức nào".

Đau không nói, khổ không kêu là một kiểu dũng cảm và trí tuệ.


2. Hạnh phúc của bạn, không cần khoe khoang

Chúng ta từng nghĩ rằng bản thân nên chia sẻ chuyện vui với mọi người. Cho đến một ngày, bạn phát hiện ngoài người thân bên cạnh thì căn bản chẳng một ai vui vẻ hay thành tâm chúc phúc cho mình.

Chuyện vui của bạn ngược lại có thể là cái gai trong mắt người khác. Hạnh phúc của bạn có thể lại là nỗi tiếc nuối và mất mát của đối phương.

Mọi điều bạn khoe khoang đều trở thành nỗi ghen tị của người khác. Vậy nên đừng lo lắng khi ai đó không biết đến hạnh phúc của mình, cũng đừng nên khoe nó ra.

Tôi muốn bạn sống tốt, nhưng tôi hy vọng bạn nên sống tốt không bằng tôi. Lòng người rất đáng sợ, bản thân bạn cũng không thể kìm chế được nỗi ghen ăn tức ở thì liệu người khác đủ thánh thiện để thành tâm chúc phúc cho bạn không?

Ngay cả người thân, bạn bè gần gũi cũng có thể thay lòng đổi dạ, đấu đá lẫn nhau vì lợi ích. Con người luôn muốn sống tốt nhất có thể. Nhìn vào cuộc sống của người khác, chúng ta không khỏi có gì đó chạnh lòng, dù ít dù nhiều.

Lương thiện thì nhìn thấy rồi thôi, tự buồn cho mình, từ đó phấn đấu hơn. Xấu xa thì ghen tị trong lòng, giận dỗi vô cớ vì người khác sống đủ đầy hơn mình, thậm chí còn bày mưu tính kế hạ bệ đối phương.

Cổ nhân nói rất hay: Sống một mình nên giữ cái tâm, sống chung với bầy nên giữ cái miệng.

Nhân tình thế thái, bi hay hỉ của mình, người khác khó lòng cảm thấu

Trên thế giới này, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, sở hữu quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Đồng cảm chỉ là câu cửa miệng, là một sự xa xỉ và ảo tưởng.


Chuyện vui hay buồn cũng là chuyện của bạn, không liên quan đến người khác. Do đó, sống cho thật tốt là được, hà cớ chi trông mong người khác đồng cảm với mình? Bạn nên nhớ rằng, trưởng thành là phải biết quản lý kỳ vọng. Hy vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.

Khổ ải, ít giãi bày; sung sướng, ít tung hứng. Tu thân tích đức, hoàn thiện chính mình, trầm lặng an ổn mà sống mới là chí hướng cuộc đời.

Nguồn: Zhihu / Theo: Soha

Friday, March 29, 2024

SÀI GÒN - CHỢ LỚN, TÌM LẠI CHÚT HỒN XƯA

Hầu như nơi nào trên thế giới có người Hoa là nơi đó có Chinatown. với người Hoa ở Sài gòn, cộng đồng của họ chiếm đến gần 1/3 diện tích thành phố với các quận 5, 6, 11 và một phần quận 8. những người sống ở Sài gòn giữa thế kỷ 20 thường gọi “Sài gòn-Chợ lớn” như hai thành phố riêng biệt, vì thời đó nằm giữa Sài gòn và Chợ lớn là con kênh Bến nghé, khiến chợ lớn trở nên tách biệt với Sài gòn. sau này con kênh được san lấp một phần để làm đường bộ nối Sài gòn và Chợ lớn nhưng dường như cách nghĩ Chợ lớn là một “thành phố” trong tâm trí của người Sài gòn xưa vẫn không thay đổi.

Múa lân sư rồng của người Hoa Chợ Lớn (Ảnh: Hội quán Nghĩa An)

Từ thế kỷ thứ 17, Chợ Lớn là vùng đất của “Ngũ đại bang phái”: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (Hẹ). Đó là những người Minh Hương, thần tử trung thành của nhà Minh không chịu khuất phục nhà Thanh, đã di cư xuống miền Nam Việt Nam và được chúa Nguyễn cho phép khai khẩn đất hoang để lập ấp và phát triển thành vùng đất mà theo tiếng Quảng Đông gọi là “Thầy Ngòn” (Đề Ngạn-vùng đất kế bờ sông).

Tôi có 2/3 máu Hoa trong người: Bên nội là người Quảng Đông, còn bà ngoại lai Phúc Kiến. Hồi nhỏ, tôi sống chỉ vài năm ở nhà nội trên đường Trần Hoàng Quân (sau 1975 đổi thành Nguyễn Chí Thanh), quận 11, nhưng ký ức và kỷ niệm của tôi về Chợ Lớn thì sâu đậm. Nhà nội tôi là một ngôi nhà cũ kỹ với mùi ẩm mốc của vô số đồ vật được lưu giữ từ năm này qua tháng nọ, như một thói quen cố hữu của người Hoa. Ngày nhỏ tôi rất sợ về nhà nội vì sự âm u lạnh lẽo của nó, nhất là những tối cúp điện. Có lẽ hiểu điều đó nên mỗi lần chở tôi về nhà nội, ba thường đưa đi một vòng những con đường chính trong Chợ Lớn để ngắm cảnh phố phường và ăn uống này nọ rồi mới về nhà.

Lộ trình quen thuộc đó là: Từ bùng binh ngã 6 An Dương Vương, ba tôi quẹo qua đường Nguyễn Tri Phương, ghé mấy quán đối diện bệnh viện Nguyễn Tri Phương ăn hủ tíu mì xào hay cơm chiên Dương Châu, rồi tạt ngang “Tài xây cai” (tức casino Đại Thế Giới xưa) cho tôi chơi một chút rồi sau đó tà tà trên đường Trần Hưng Đạo B để hóng gió.

Trong ký ức tôi, Trần Hưng Đạo B là con đường sang nhất, đẹp nhất và “đúng điệu Chợ Lớn” nhất với những “chẩu lầu” (tửu lâu – nhà hàng) nổi tiếng như Bát Đạt, Thiên Hồng (Arc-En-Ciel) và Ngọc Lan Đình luôn rực rỡ bảng hiệu neon vàng và đỏ “à la Hong Kong bên hông Chợ Lớn”, và những cửa hàng lúc nào cũng đông vui náo nhiệt. Đoạn tôi thích nhất trên con đường này là đoạn cắt với đường Triệu Quang Phục, vì nơi đây có dãy cửa hàng bán đầu lân, trống lân cùng những loại mũ mão trang phục mà người Hoa mua để cúng chùa Ông, chùa Bà. Hồi nhỏ tôi rất mê múa lân. Mỗi lần đi qua những cửa hàng bán đầu lân, tôi luôn mơ ước sau này mình đi làm có tiền sẽ mua một cái to nhất, đẹp nhất để múa cho thỏa thích.

Hội quán Nhị Phủ, còn được gọi là Miếu Nhị Phủ hay Chùa Ông Bổn (Wiki)

Cũng có lúc ba chở tôi ăn cháo thập cẩm chỗ bùng binh Soái Kình Lâm rồi ghé quán chè “nhà đèn” nổi tiếng gần đó ăn “cấy tản chà” (hột gà nấu với trà), “tành tản” (trứng chưng) hoặc “hằng dành tàu phù” (đậu hũ hạnh nhân). Quán chè có tên Châu Giang nhưng dân Sài Gòn-Chợ Lớn gốc thì gọi là “quán chè cột điện” hoặc “chè nhà đèn”, vì căn nhà cũ kỹ nhỏ xíu nơi quán chè đóng đô hơn 80 năm qua nghe nói từng là một trạm phát điện thời Pháp thuộc (mà người miền Nam xưa gọi là “nhà đèn”). Đến nay quán chè “nhà đèn” vẫn còn và hầu như không thay đổi. Mỗi lần ghé lại quán chè cũ, tôi có cảm giác mình du hành ngược thời gian về lại Sài Gòn của một thời xa lắm.

Những lúc oi bức, ba tôi hay ghé tiệm thuốc bắc Phùng Hưng để mua vài thang thuốc bổ về tiềm gà, đôi khi mua vài lạng kim ngân thảo hoặc hạ cô thảo về nấu với mứt bí. Đường Phùng Hưng từ Soái Kình Lâm qua đường Nguyễn Trãi tuy ngắn nhưng có hơn hai chục tiệm thuốc bắc buôn bán nhộn nhịp không thua gì con đường thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông cách đó không xa.

Tôi nhỏ lớn không bao giờ thích các loại dầu xức nhưng đặc biệt thích mùi “Pạc phá dầu” (dầu bạch hoa) và “Woòng lạp coóng” (dầu Huỳnh Lập Quang) của Hong Kong được bán ở các tiệm thuốc bắc đường Phùng Hưng. Dầu bạch hoa cực nóng chuyên trị nhức đầu sổ mũi, dùng cạo gió rất tốt; còn dầu Huỳnh Lập Quang chủ yếu xức vết thương ngoài da và xoa bóp sưng trật rất công hiệu.

Song song với Trần Hưng Đạo là đường Nguyễn Trãi một chiều, dẫn về Nguyễn Tri Phương. So với đường Trần Hưng Đạo thì Nguyễn Trãi có vẻ lặng lẽ hơn nhưng mang nét cổ kính và trầm mặc hơn, với những chung cư cổ và hội quán được xây từ rất lâu như hội quán Hà Chương của người Phúc Kiến, hội quán Tuệ Thành của người Quảng Đông và hội quán Nghĩa An của người Triều Châu và người Hẹ mà người Việt thường hay gọi là chùa Bà và chùa Ông.

Hội quán người Hoa có kiến trúc mái đao cong vút với những phù điêu bằng sứ và mảnh gốm đắp nổi hình sóng biển, cá và rồng, như nhắc nhở con cháu nhớ về quá khứ vượt biển của cha ông khi đến vùng đất này. Đó là những nơi không chỉ thờ các vị thần trong tín ngưỡng Đạo giáo người Hoa như Thiên Hậu Nương Nương, Ngọc Hoàng Đại Đế hay Quan Thánh Đế Quân mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, tương trợ lẫn nhau của những người đồng hương, và cũng là nơi lưu giữ nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống như dạy võ, thư pháp, vẽ tranh thủy mặc và hát tuồng cổ. Tôi nhớ mỗi lần vía Ông, hội quán Nghĩa An luôn tổ chức hát Việt kịch, một thể loại hát tuồng giống như hát bội của người Quảng Đông, rất hoành tráng xôm tụ. Từ bên ngoài, nghe tiếng trống chiêng vang lừng đã khiến người ta náo nức muốn vào xem.

Hội quán Nghĩa An (Wiki)

Nói đến Chợ Lớn cũng phải nhắc đến những con hẻm đậm đặc không khí văn hóa gốc Hoa truyền thống. Nếu bạn không phải là người Hoa, bạn có thể ít khi để ý những con hẻm nhỏ nằm lặng lẽ trên các trục đường chính, với cổng bằng đá có khắc những tên tiếng Hoa như Dịch An Lý, Thịnh An Lý, Phương Tế Các Hạng hay Hào Sĩ Phường…

Không như hẻm của người Việt ở Sài Gòn thường dài, ngoằn ngoèo và thông nhau, hầu hết hẻm của người Hoa Chợ Lớn là quần thể kiến trúc khép kín với hai dãy nhà hai tầng, mỗi tầng khoảng 10-15 hộ được xây cùng kiểu, song song với nhau và cách nhau một lối đi nhỏ ở giữa. Cuối hẻm là một ngôi nhà nhìn ra đường cái. Vì thế, nhìn tổng quan, hẻm của người Hoa giống như cư xá hoặc chung cư kiểu cũ hơn là con hẻm.

Dù gọi chung là hẻm nhưng “lý” khác với “phường” hoặc “hạng”, vì “lý” thường dùng để chỉ khu dân cư có cùng quê ở một làng hoặc một huyện nào đó từ Trung Quốc, trong khi “phường” là nơi những người làm một ngành nghề họp lại sống chung; còn “hạng” thường là lưu dân tứ xứ tập hợp lại thành khu dân cư, không nhất thiết cùng quê quán hoặc nghề nghiệp.

Đó những là nơi mà nét văn hóa truyền thống cổ truyền của người Hoa còn được lưu giữ khá nguyên vẹn, trong đó có những nghề cổ truyền đang dần mai một, như nghề may áo cưới long phụng, nghề thêu tay, thắt nút dây hoặc làm các loại bánh dân gian mà nay gần như thất truyền, thậm chí ít người từng nghe tên hoặc nếm thử. Ngay cả ở Hong Kong cũng không còn những con hẻm giống như hẻm người Hoa Chợ Lớn-Sài Gòn nên Đài truyền hình TVB đã không ít lần sang Chợ Lớn để quay phim tài liệu hay mượn những con hẻm này làm bối cảnh cho phim của họ.

Hẻm Hào Sĩ Phường. (Hình: Lý Thành Cơ)

Những ngày giáp Tết, ba thường chở tôi đến các tiệm gần Đại Thế Giới để mua phim cho máy chụp hình, sẵn tiện ghé mua những tờ giấy đỏ viết các câu chúc bằng nhũ vàng óng ánh về dán trước cửa nhà theo tục lệ truyền thống. Không như những “ông đồ” người Việt sau này viết chữ Quốc ngữ theo lối chữ thảo bay bướm, những người viết câu chúc Tết trong Chợ Lớn đều viết theo lối chữ khải thư, tức lối chân phương, rõ ràng, vuông vức, nét nào ra nét đó. Tôi ngày nhỏ khi học viết chữ Hoa đã tập viết những câu như “Hợp gia bình an” (cả nhà bình an), “Nhất phàm phong thuận” (thuận buồm xuôi gió) hay “Sinh ý hưng long” (mua may bán đắt).

Điều tôi mong nhất mỗi dịp Tết là được ba chở đi xem múa lân sư rồng ở chùa bà Nam Hải, nơi tất cả đoàn lân ngày 30 Tết đều quy tụ về để múa cúng bà và được “khai quang điểm nhãn” rồi mới có thể đi múa kiếm tiền. Hồi nhỏ tôi cực kỳ mê xem múa lân vì các đoàn lân Chợ Lớn không chỉ múa lân mà còn biểu diễn võ thuật, từ múa quyền cho tới biểu diễn các món binh khí đao, thương, kiếm, kích… rất hấp dẫn. Mỗi lần nghe tiếng trống lân hoặc thấy bóng dáng một chiếc xe múa lân chạy trên đường dịp Tết là tôi lại muốn chạy theo để xem cho bằng được.

Như nhiều nơi ở Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay cũng thay đổi nhiều nhưng tại một số nơi, những nét cũ một thời hầu như vẫn nguyên vẹn. Giờ đây mỗi khi nhớ Chợ Lớn, tôi lại thong thả chạy theo lộ trình trước đây mà ba từng chở tôi trên chiếc Mobylette cọc cạch màu xanh, nhìn những nẻo đường đầy kỷ niệm, ngắm những ngôi nhà cổ có kiến trúc nửa Pháp nửa Hoa với màu vôi vàng đặc trưng, những hội quán mái đao cong vút; rồi tạt vào một quán xưa ăn những món Hoa quen thuộc để tìm lại “hồn Chợ Lớn.”

Huỳnh Chí Viễn / Theo:saigonnhonews



KHẤT XẢO - LÂM KIỆT


KHẤT XẢO - LÂM KIỆT
 
Thất tịch kim tiêu khán bích tiêu,
Khiên Ngưu, Chức Nữ độ hà kiều.
Gia gia khất xảo vọng thu nguyệt,
Xuyên tận hồng ty kỷ vạn điều.


乞巧 - 林傑

七夕今宵看碧霄
牽牛織女渡河橋
家家乞巧望秋月
穿盡紅絲幾萬條


Ngày khất xảo (Người dịch: Nguyễn Minh)

Đêm bảy bảy ngắm bầu trời biếc
Xem Ngưu Lang, Chức Nữ qua cầu
Nhà nhà dưới ánh trăng thâu
Áo hồng hàng vạn van cầu khéo tay

Chú thích: Theo truyền thuyết, đêm thất tịch chim ô thước sẽ chắp cánh làm thành cây cầu bắc ngang sông Ngân để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Chức Nữ có tài dệt lụa nên đêm đó, phụ nữ lập bàn thờ ở sân trước, dâng lễ vật gồm trái cây, các vật lạ kết bằng chỉ 7 màu, đeo trâm ngọc 7 lỗ, hoặc trâm vàng, mặc xiêm y màu hồng để cầu xin tài khéo tay. Vì vậy, đêm này gọi là lễ hội khất xảo (xin được khéo léo).


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Lâm Kiệt 林傑 tự Trí Chu 智周, người đất Phúc Kiến, sáu tuổi đã làm thơ, cầm bút là thành bài, lại giỏi cầm kỳ, chữ thảo, lệ. Qua đời năm 17 tuổi. Thơ còn 3 bài trong "Toàn Đường thi".

Nguồn: Thi Viện



"CHOÁNG VÁNG" VỚI NHỮNG ĐIỂM CHECK-IN ĐẸP NHƯ TRANH VẼ NGAY TRONG LÒNG CHÂU Á

Dạo một vòng các mạng xã hội như Facebook, Instagram,... của các ngôi sao nổi tiếng, những blog du lịch, bạn sẽ “choáng váng” với những bức hình đẹp như tranh và đặt ra ngay câu hỏi: Đi đâu để có những bức ảnh đẹp chất lừ vậy nhỉ? Trong bài viết này, Yeudulich sẽ bật mí cho bạn những địa điểm ngay châu Á để có những bức ảnh cực chất này nhé.


1. Động Batu - Malaysia

Động Batu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng khi đặt chân đến Malaysia. Động gồm có ba động chính và rất nhiều những hang nhỏ khác. Động nằm bên vách núi sừng sững, xung quanh cây cối bao phủ nên không khí trong lành, mát mẻ. Bạn phải vượt qua 272 bậc thang dẫn vào động. Bậc thang được sơn với đủ màu sắc cầu vồng cho vẻ ngoài ấn tượng như một cánh cửa thiên đường.

Bức tượng thần Subramaniam uy nghiêm canh giữ bên ngoài động. Ảnh: @travelblogger

Nhiều du khách thích thú chụp ảnh với bậc thang cầu vồng cũng rất ấn tượng. Bên ngoài cửa động là bức tượng thần Subramaniam (chính là Thần Murugan) cao 42.7m được sơn nhũ vàng, lấp lánh dưới ánh nắng. Dưới ánh mặt trời, pho tượng uy nghi, dũng mãnh như vị thần bảo hộ cho ngôi đền bên trong. Khách tham quan sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng những một kho tàng kiến trúc gồm rất nhiều những bức tượng với kích thước khác nhau đặt khắp hang động.

Những bậc thang vào cửa động cũng trở thành địa điểm chụp ảnh đầy sáng tạo. Ảnh: @travelblogger

2. Tháp đôi Petronas Twin Tower - Malaysia

Toà tháp đôi Petronas 88 tầng cao 451,9m là niềm tự hào của đất nước Malaysia và cũng là điểm check-in nổi tiếng của du khách khi đến đây du lịch. Tòa tháp đôi với tổng cộng 83.500 m2 thép không gì và 55.000 m2 kính dán an toàn đã thực sự mang diện mạo của "một viên kim cương đa diện lấp lánh dưới ánh mặt trời".Vào buổi đêm, tòa tháp đôi rực rỡ ánh đèn thu hút ánh nhìn của mọi người về mức độ xa hoa, hiện đại.

Chụp ảnh ở góc này nhìn cũng "chất ngầu" phết chứ nhỉ? Ảnh: @travelblogger

Điểm ấn tượng trong kiến trúc ở đây còn ở cây cầu nối hai tòa tháp đôi. Cây cầu này cao tới 170m, chiều dài 158m, nối hai tòa tháp tại tầng 41 và 42. Ở dưới chân tháp có trung tâm thương mại Suria KLCC thuộc một trong 6 trung tâm mua sắm lớn, xa xỉ nhất Malaysia cho bạn thỏa sức mua sắm. Hoặc không bạn cũng có thể dành thời gian ngắm cảnh thủ đô Kuala Lumpur lấp lánh ánh đèn khi dạo chơi trên cây cầu nối Skybridge.

3. Đền Taj Mahah - Ấn Độ

Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah. Chính vì thế ngôi đền này không chỉ được coi là biểu tượng của Ấn Độ, được xếp hạng là 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới mà còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý khác nhau. Ảnh: @travelblogger

Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau. Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc tinh xảo. Taj Mahah đẹp nhất là khi ngắm nhìn dưới bóng hoàng hôn, ngôi đền như một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ và đẹp đến huyền ảo.

Hoàng hôn là thời điểm ghi lại được những bức ảnh có hồn nhất ở Taj Mahah. Ảnh: @travelblogger

4. Chùa Trắng - Thái Lan

Là đất nước của chùa chiền, đạo Phật - Thái Lan có đến hơn 40.000 ngôi chùa lớn nhỏ, trang trí chủ yếu là màu vàng. Thế nhưng tại tỉnh Chiang Rai ở phía Bắc Thái Lan lại có một ngôi chùa được phủ hoàn toàn bởi một màu trắng cùng lối kiến trúc độc đáo – đó chính là Wat Rong Khun (chùa Trắng). Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng thủy tinh và thạch cao trắng. Muốn bước vào chánh điện, bạn phải đi qua một chiếc cầu, xung quanh xếp đầy đầu lâu, xương trắng và các bàn tay vươn lên như sẵn sàng “kéo chân” bạn xuống.

Ngôi chùa Trắng này nằm ở tỉnh Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan. Ảnh: @travelblogger

Đi qua câu cầu tượng trưng cho “địa ngục” này sẽ đến một thế giới tinh khiết, trong lành bên trong - những bức tượng Phật bốn bên, các tòa chánh điện, sảnh đường, bảo tàng kinh phật. Bao quanh ngôi chùa chính là một công viên, tại đây có hồ cá và những tác phẩm điêu khắc trắng. Mặc dù chùa Trắng không cho du khách chụp ảnh bên trong nhưng chỉ cần chụp bên ngoài chùa là bạn cũng sẽ được những bức ảnh xuất sắc.

Ai đi du lịch cũng đều mong chụp được những bức ảnh xuất thần nhỉ? Ảnh: @travelblogger

5. Nhà thờ thánh Basil - Nga

Nếu có dịp du lịch đến xứ sở bạch dương nước Nga, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan nhà thờ thánh Basil trong lòng thủ đô Moscow. Quần thể nhà thờ Thánh Basil được xây bằng gạch đỏ rực rỡ, theo phong cách Byzantine nổi tiếng ở Nga. Với 9 ngôi tháp chóp củ hành được sơn với những màu sắc phô trương và một dấu thập thánh giá trên đỉnh. Ở góc độ nào nhìn ngắm Basil, bạn cũng thấy nơi đây không khác gì một tòa cung điện trong những câu chuyện cổ tích.

Nhà thờ thánh Basil có kiến trúc ấn tượng như cung điện trong chuyện cổ tích. Ảnh: @travelblogger

Bên trong nhà thờ là các bức tường được trang trí bằng những hình ảnh hoa lá màu lam tinh tế cùng những bức tranh treo tường giống như các nhà thờ khác nhưng toát lên vẻ đẹp trang nghiêm, thiêng liêng kì lạ. Đẹp nhất là vào những ngày đông tuyết rơi, nhà thờ đỏ rực trên nền tuyết trắng gợi cảnh quan lãng mạn vô cùng.

6. Garden by the Bay - Singapore

Đến với đảo quốc Sư tử mà không đến Garden by the Bay thì thật đáng tiếc. Với diện tích hơn 100ha, Garden by the Bay gần hồ Marina và có kiến trúc giống như một thành phố ảo. Không chỉ là một khu vườn đa dạng các loài cây, hoa mà địa điểm này còn hấp dẫn bởi cấu trúc cây khổng lồ được biết đến dưới cái tên Supertrees, tạo ra một bộ sưu tập các loài dương xỉ kỳ lạ và quý hiếm, hoa phong lan và cây nho.

Hệ thống siêu cây khổng lồ là nét độc đáo trong kiến trúc của Garden by the Bay. Ảnh: @travelblogger

Du khách có thể ngắm nhìn, tìm hiểu các loài hoa tuyệt đẹp trong một lần dạo chơi ở đây, check-in thỏa thích. Đặc biệt buổi tối lung linh ánh đèn, Garden by the Bay khiến khách tham quan có cảm giác như trở thành Alice lạc vào xứ thần tiên muôn màu sắc.

7. Vịnh Hạ Long - Việt Nam

Không phải đi đâu xa đến tận hưởng những ngày nghỉ dưỡng tuyệt vời cùng non xanh nước biếc, núi non trùng điệp, ngay phía Bắc Việt Nam - vịnh Hạ Long chính là thiên đường du lịch mà bạn nhất định nên đến ít nhất một lần trong đời. Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây khiến cho nơi này được UNESCO bình chọn Di sản thiên nhiên thế giới. Vịnh có hàng ngàn khối và đảo đá vôi với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Không khí trong lành mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng với 14 loài thực vật và 60 loài động vật đặc hữu khiến nơi này trở thành một điểm đến thú vị.

Vịnh Hạ Long được UNESCO bình chọn là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: @travelblogger

Đến với Hạ Long, du khách sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp huyền bí của các hang động đá vôi tuyệt đẹp như hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hòn Trống Mái cùng như dạo chơi trên boong tàu ngắm sóng nước mênh mang.

Chẳng cần đi đâu xa, ngay Việt Nam mình cũng có những địa điểm đẹp xuất sắc. Ảnh: @travelblogger

8. Hội An - Việt Nam

Cách Đà Nẵng 30km, Hội An là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu cả nước với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Đô thị cổ hàng trăm năm tuổi nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn nước chảy hiền hòa. Không hiện đại, năng động như Đà Nẵng, không trầm mặc như cố đô Huế, Hội An là một điển hình đặc biệt về đô thị cảng truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo đến ngày hôm nay. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.

Thuê một chiếc xe đạp đi dạo vòng Hội An cũng là ý kiến khá hay. Ảnh: @truonghoangmaianh

Nét độc đáo ở đây là những ngôi nhà tường vàng mái ngói đặc trưng bên giàn hoa giấy. Đến Hội An mà không tự thay thắp đèn lồng, thả đèn hoa đăng vào đêm trăng sẽ thật đáng tiếc. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển như nghề làm đèn lồng, mộc Kim Bồng, may áo dài.

Chùa Cầu - một trong những biểu tượng của du lịch Hội An. Ảnh: @lehatruc9.

9. Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc

Cho đến ngày nay, không có công trình nào hoành tráng và có diện tích sánh ngang được với Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc. Người ta ấn tượng với một công trình được làm hoàn toàn bằng sức người, xây dựng liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên lại có thể trường tồn với thời gian. Qua nhiêu năm tháng, Vạn Lý Trường Thành vẫn sừng sững, trải dài đến 21.196km, trở thành niềm kiêu hãnh của đất nước Trung Hoa.

Một đoạn thành của Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: @travelblogger

Mặc dù nếu đến đây du lịch, bạn sẽ chỉ được một phần rất nhỏ của Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn có thể cảm nhận những dấu tích lịch sử, nét thăng trầm biến động của nghìn năm lịch sử trên từng phiến đá, từng viên gạch. Thành quách sừng sững đan xen cùng núi, trải dài ngút tầm mắt đến tận chân trời.

10. Bali - Indonesia

Vùng đất của “Ăn, cầu nguyện và yêu” Bali chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời cho tuần trăng mật hay hâm nóng tình cảm vợ chồng. Cuộc sống thôn dã hòa mình cùng thiên nhiên với những thửa ruộng bậc thang Tegalalang, những cây dừa, tán lá cọ ở làng Ubud khiến bạn quên đi những căng thẳng của cuộc sống ngày thường.

Bali với những thửa ruộng bậc thang, suối chảy nước trong vắt. Ảnh: @travelblogger

Bali còn là hòn đảo ngọc mà tạo hóa đã ban tặng cho Indonesia, những đường bờ biển trải dài cát trắng mịn, sóng yên a xô bờ, thậm chí có cả một ngôi đền mang tên Tanah Lot nằm trên biển. Những giây phút tung mình trên cao với xích đu Bali Swing sẽ khiến bạn hét lên thích thú, ngắm trọn vẹn hòn đảo thiên đường này. Một địa điểm được nhiều du khách check-in nhiều nhất là Cổng trời. Cứ đến Bali hỏi đường lên Cổng trời là người dân đều nhiệt tình chỉ cho hết nhé.

11. Cố cung Gyeongbok - Hàn Quốc

Thật hiếm có ai đến thủ đô Seoul (Hàn Quốc) mà không ghé qua cố cung Gyeongbok, cũng giống như đến Hà Nội lại không được mách nước đến tham quan Hồ Hoàn Kiếm ngay. Một Đại hàn Dân quốc từ thời Joseon được bảo tồn gần như nguyên vẹn với những công trình kiến trúc tiêu biểu như Điện Cần Chính (nơi nhà vua thiết triều), Lầu Khánh Hội (nơi thết đãi sứ thần ngoại bang),...

Mặc hanbok đi dạo cố cung là vừa xinh. Ảnh: @ponymakeup

Khi mùa thu đến, cảnh sắc nơi đây thêm phần tráng lệ. Quanh cung điện gác lầu cổ kính, những gốc cây ngân hạnh cổ thụ phủ rợp mái lâu đài màu lá vàng rực một góc trời. Bạn có thể thuê một bộ hanbok để vào tham quan cố cung Gyeongbok và chụp những bức ảnh xuất thần trong chuyến đi đến xứ sở kim chi.

Với 11 điểm du lịch hấp dẫn trên, chắc chắn ai cũng có cho mình một địa điểm hấp dẫn để sẵn sàng vi vu rồi nhỉ.

Theo: yeudulich