Monday, March 25, 2024

NGUỒN CƠN SỰ THẤT BẠI CỦA "CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG CÚM LỢN" TẠI MỸ NĂM 1976

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã liệt kê vắc-xin là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lĩnh vực y tế công cộng của thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn không hề tin tưởng vào vắc-xin và từ chối tiêm chủng. Dịch cúm lợn của Hoa Kỳ bùng phát năm 1976 đã làm sâu sắc thêm những nghi ngờ của người Mỹ về việc tiêm phòng.

Tổng thống Ford tiêm phòng cúm lợn. (Ảnh mạng)

Cúm lợn Hoa Kỳ năm 1976

Dịch cúm lợn diễn ra tại Fort Dix vào tháng 1/1976, trong một trung tâm huấn luyện cho Quân đội Hoa Kỳ ở New Jersey. David Lewis, một tân binh trẻ tuổi, có tinh thần cao, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mất sức, sốt và đau cơ. Trong một tuần lạnh lẽo và ẩm ướt sau năm mới, một số tân binh cùng đến, cũng bị các triệu chứng tương tự. Một số người đã đến bệnh xá của căn cứ để khám bệnh.

Tuy nhiên, chàng trai 18 tuổi Lewis vẫn quyết tâm trở nên vượt trội trong quá trình đào tạo cơ bản. Mặc dù nhân viên y tế đã cho phép anh ở lại ký túc xá nghỉ ngơi trong vòng 48 giờ, nhưng Lewis vẫn mang theo chiếc ba lô nặng 50 pound (khoảng 22,7 kg) và tham gia một cuộc tuần hành suốt đêm giữa mùa đông lạnh giá ở New Jersey.

Dù bị sốt nhưng chàng thanh niên này vẫn gắng gượng bước tiếp. Tuy nhiên, anh ấy đã tụt lại phía sau những người khác rất xa. Anh ngã xuống vài giờ sau đó và đã chết vài giờ sau khi đến bệnh viện của căn cứ.

Hai tuần sau, các quan chức y tế Hoa Kỳ thông báo rằng Lewis đã chết vì một loại cúm lợn mới Swine Flu. Đồng đội của anh cũng mắc bệnh cúm tương tự. Chủng cúm lợn này được đặt tên là A/New Jersey/1976 (H1N1). Bệnh này rất giống với bệnh cúm toàn cầu năm 1918-1919. Trong trận đại dịch đó, 20 triệu người đã thiệt mạng, trong đó có 500.000 người Mỹ.

Chương trình Tiêm chủng Cúm lợn

Năm 1976, người Mỹ đã được tiêm vắc-xin phòng cúm lợn. (Ảnh mạng)

Lo lắng rằng một dịch cúm quy mô lớn sẽ xảy ra ở Hoa Kỳ, ngày 14/3/1976, Chính phủ Hoa Kỳ đã khởi động tình trạng khẩn cấp. Ngày 24/3/1976, Tổng thống Ford đã mời các chuyên gia y tế liên quan, đến tham dự một cuộc họp tại Nhà Trắng.

Ông hỏi họ: “Có phải Hoa Kỳ đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch cúm lợn và có cần tiêm phòng cho tất cả mọi người không?” Các chuyên gia có mặt tại đó đã trả lời rằng “Đúng vậy”. Sau cuộc họp, Tổng thống Ford lại tổ chức một cuộc họp báo, thúc giục Quốc hội phân bổ 135 triệu đô la Mỹ để phát triển một loại vắc-xin nhằm đạt được miễn dịch toàn dân.

Quốc hội ngay lập tức ủng hộ đề xuất của tổng thống. Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua số tiền 180 triệu đô la Mỹ. Ngày 15/4/1976, Tổng thống Ford đã ký dự luật này. Ông tuyên bố một cách cường điệu với giới truyền thông rằng bệnh cúm lợn Fort Dix có thể sánh với bệnh cúm năm 1918, (số liệu thống kê cho biết, vào thời điểm đó, có 675.000 người chết ở Hoa Kỳ), vì vậy cần phải thực hiện một đợt tiêm chủng toàn dân vào tháng 10/1976.

Đến tháng 7/1976, quan điểm của ngành y tế đã thay đổi. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng dịch cúm năm 1976 sẽ không giết chết 1 triệu người Mỹ. Khả năng gây tử vong của các chủng cúm được chiết xuất từ ​​cơ thể của Lewis kém xa so với chủng cúm năm 1918.

Nền y học hiện đại xử lý các đợt bùng phát cúm tốt hơn nhiều so với các bác sĩ trong Thế chiến thứ I. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra lệnh cho tất cả các bệnh viện nghiêm ngặt phòng chống cúm lợn, nhưng không yêu cầu một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.

Tuy nhiên, khi đó không một ai có thể ngăn cản bước chân của Chính phủ Mỹ. Quốc hội bắt đầu gây áp lực lên các công ty dược phẩm, nhằm tăng tốc độ phát triển vắc-xin cúm.

Các công ty dược phẩm tin rằng phải mất vài năm thử nghiệm và thử nghiệm lâm sàng để phát triển một loại vắc-xin đủ tiêu chuẩn. Họ tuyên bố: “Nếu vắc-xin có vấn đề nhưng công ty có thể tránh được các vụ kiện tụng, họ mới có thể phát triển vắc-xin nhanh hơn.” Quốc hội đã bác bỏ điều này, và sự bế tắc giữa hai bên kéo dài đến ngày 2/8/1976.

Vào ngày này, sau khi tham dự hội nghị của hiệp hội tại Philadelphia, hai thành viên của Hiệp hội Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã chết vì một căn bệnh đặc biệt về đường hô hấp. Tin tức này khiến các nghị sĩ Quốc hội đứng ngồi không yên. Họ cho rằng báo cáo từ Philadelphia truyền đạt một ngụ ý: Cái chết của hai người này là sự khởi đầu của đại dịch cúm năm 1976. Quốc hội cuối cùng đã đồng ý miễn trách nhiệm cho các công ty dược phẩm về các vấn đề an toàn của vắc-xin. Theo đó, công tác phát triển vắc-xin cũng được đẩy nhanh hơn.

Ngày 5/8/1976, Tổng thống Ford đã ký Chương trình Tiêm chủng Cúm Quốc gia. Trong đó có kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 80% người Mỹ và đồng ý bồi thường cho các công ty dược phẩm nếu vắc-xin có vấn đề. Chiến dịch tiêm chủng toàn dân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ sắp bắt đầu.


Ký ức đen tối của người Mỹ

Từ ngày 1/10 đến ngày 11/10/1976, tổng cộng 40 triệu người ở Hoa Kỳ (tương đương 24% dân số Hoa Kỳ khi đó) đã được tiêm phòng cúm lợn. Vào những ngày tiêm chủng, Chính phủ Mỹ đã tiến hành rất nhiều công tác tuyên truyền, kêu gọi mọi người đi tiêm phòng cúm lợn.

Hàng ngàn bác sĩ và y tá đã thiết lập các trạm tiêm chủng tạm thời trong bệnh viện, trường học, cơ quan chính phủ, trạm cứu hỏa và những nơi khác. Nhiều chính trị gia đã dẫn đầu tham gia tiêm vắc-xin để làm gương. Nhiều người xếp hàng dài trước trạm tiêm chủng tạm thời. Nhiều người phải đợi hàng tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài ngày, một số người đã cảm thấy khó chịu nghiêm trọng sau khi tiêm chủng. Ngày 12/10, chỉ vài giờ sau khi tiêm phòng, 3 cụ già ở khu vực Pittsburgh đã chết vì một cơn đau tim.

Những tình huống này đã khiến chính phủ phải thông báo ngừng tiêm phòng cúm lợn. Sau đó, có thông tin cho rằng vắc-xin gây ra các vấn đề về thần kinh, đặc biệt là hội chứng Guillain-Barre (GBS hay Liên cầu khuẩn nhóm B) hiếm gặp. Cuối cùng, ngày 16/12/1976, Chính phủ Hoa Kỳ đã đình chỉ chương trình tiêm phòng cúm lợn.

Ý tưởng bảo vệ sức khỏe người Mỹ để tạo uy tín của Tổng thống Ford đã bị phá sản. Ông ấy đã thua ông Carter trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống vào cuối năm.

Các chuyên gia dự đoán đại dịch năm 1976 sẽ không bùng phát. Nhưng những hành động lớn của Chính phủ Mỹ khiến nhiều người hoảng sợ. Trước và sau đó đều có nhiều lời chỉ trích và buộc tội. Một số người chỉ trích việc tiêm chủng quy mô lớn là sự cường điệu chính trị. Một số người lại phàn nàn về những di chứng do tiêm chủng gây ra.

Sự thất bại của chương trình tiêm chủng cúm lợn của Hoa Kỳ năm 1976 cũng để lại cho người dân ký ức đen tối rằng: “Vắc-xin giết chết nhiều người Mỹ hơn dịch cúm”. Điều này đã khiến nỗi sợ vắc-xin cúm của người Mỹ đến nay vẫn chưa hề tan biến.

Thanh Vân / Vison Times
Link tham khảo:



No comments: