Trong những năm tuổi nhỏ được ở thôn quê, tôi thấy rơm và thích rơm một cách tự nhiên, không tìm biết lý do. Tôi thích rơm như cậu bé khác thích cái kèn làm bằng lá tre, như cô bé nọ thích con búp bê làm bằng những sợi len xanh đỏ kết lại. Tôi thích rơm, cái thích đơn thuần giản dị. Có lẽ đó là bản chất của tôi, bởi vì khi đã lớn lên, tình yêu của tôi cũng là một tình yêu giản dị. Tôi yêu vì yêu, không hỏi lý do, không cần biện bạch.
Sau ngày mùa, khi những bông lúa vàng trĩu đã được nhà nông cắt đem về kho lẫm, cánh đồng chỉ còn trơ lại rơm và rạ. Thân lúa xanh tốt ngày nào dẫn chất bổ dưỡng lên làm căng phồng những hạt lúa thơm ngát hương đồng nội, nay trở thành những cọng rơm khô vàng, rỗng và nhẹ. Tôi thích cái màu vàng ấy. Nó tươi và óng ánh như có tráng một lớp men. Màu vàng của rơm rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời, làm cho cánh đồng sau mùa gặt có một nét đẹp riêng, mà trí óc non nớt của tôi chỉ có thể cảm nhận mà không biết tìm cách mô tả cho trọn vẹn được.
Thế rồi rơm cũng được người ta đem về như một thứ phó sản của vụ mùa. Lúa vì quý nên được cất vào bồ. Rơm không quý nên chỉ được đánh đống thành từng đụn ở ngoài sân, dưới gốc những cây cau, hoặc cũng nhiều khi được dùng để phủ kín những bồ lúa của nhà nông.
Những ngày mùa Đông giá rét, khi cánh đồng cỏ trơ trụi phô ra mặt đất nâu cứng nứt nẻ, trâu bò ở trong chuồng cũng run lên vì lạnh, mẹ tôi và người nhà đem rơm ra cho trâu, bò ăn. Món ăn không ngon như những ngọn cỏ xanh mượt nõn nà ngoài đồng, nhưng cũng đủ làm cho trâu, bò no lòng và ấm áp.
Riêng tôi, những ngày mùa Đông giá rét ấy, lại càng thấy gần rơm và thích rơm. Đang khi những ngọn gió rét buốt chạy đuổi nhau ngoài đồng hoặc tinh nghịch chui vào những mái nhà làm tốc lên lớp cỏ tranh; đang khi những chú chim sẻ trốn thật kín trong các ống nứa ống tre, tránh cái lạnh tê buốt cắt da, thì tôi thu mình nằm gọn trong ổ rơm mà mẹ tôi đã dọn sẵn ở góc nhà. Hơi ấm tự nhiên, thơm mùi lúa chín và cánh đồng còn vương vấn, toả ra thật dễ chịu.
Tôi nằm lim dim trong trạng thái nửa thức nửa ngủ, để cho trí tưởng tượng miên man. Tôi thấy như được nằm gọn trong bàn tay từ ái của đất trời. Tình yêu của đất trời nồng nàn và bát ngát, ôm ấp và sưởi ấm con người, nhưng cũng giản dị mộc mạc như cánh đồng, ngọn cỏ, sợi rơm, tiếng chim hót, làn gió nhẹ hay ánh nắng chiều.
Dù chỉ là một chú bé con, nhưng tôi cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc được làm người và được sống trên cái trái đất dễ thương, đẹp đẽ này. Về sau khi lớn, tôi đã nằm trên những chiếc giường tân tiến và tiện nghi, nhưng chưa một lần nào tôi tìm lại được cái cảm giác ấm áp, an toàn và hạnh phúc như khi nằm trên cái ổ rơm của ngày xưa còn bé.
Nằm trong ổ rơm chán, tôi ngồi dậy, co ro đi xuống bếp xem chị tôi thổi lửa nấu cơm. Chị cho rơm vào trong bếp làm mồi, ngọn lửa bùng lên rực rỡ, rồi tàn dần. Lửa rơm rất mau tàn. Nhưng ngọn lửa ấy đã bắt qua những cục than đen bóng. Chị kê cái ống thổi lửa vào bếp, chụm môi thổi. Làn hơi của chị làm cho những cục than dần dần hồng lên, cho đến lúc những cục than đen biến thành những cục than hồng rực rỡ. Hai má của chị tôi khi ấy cũng hồng, làm cho khuôn mặt thiếu nữ đương xuân của chị thêm tươi đẹp và duyên dáng…
Xem vậy mà rơm còn được dùng vào nhiều việc khác. Bạn có bao giờ thưởng thức món chân giò nấu măng chưa? Trước khi cho vào nồi nấu, người ta thui cái chân giò trong đống rơm cháy đỏ, mùi thơm trong khói lan tỏa khắp xóm. Mẹ tôi bảo chân giò không thui bằng rơm thì sẽ không thơm như vậy. Tôi kể chuyện này nghe có vẻ “phàm phu” quá phải không? Nhưng đó là một trong những niềm vui tuổi nhỏ của tôi.
Có khi rơm còn được ở… trên đầu người ta nữa. Ở trên đầu không giống như kiểu “trên đầu những rạ cùng rơm, chồng yêu chồng bảo hoa thơm cài đầu” đâu, mà là ở trên đầu mặt cách thật nghiêm chỉnh. Năm ấy bác tôi mất, cả họ để tang. Ngày đi đưa đám, tôi thấy các chị con bác mặc áo sô đội mấn trắng; các anh tôi cũng mặc áo sô chít khăn tang trắng.
Anh con cả của bác thì mặc áo tang, và đội trên đầu một vành rơm, chống gậy đi giật lùi trước quan tài. Mẹ tôi giải thích cho tôi biết bác mất là chuyện đau buồn cho gia đình, không còn ai vui thích trong việc trang điểm lộng lẫy, áo quần bảnh bao nữa. Mặc áo sô, đội vành rơm để biểu lộ ra bên ngoài nỗi đau buồn bên trong. Như thế, dù được ở trên đầu người ta, rơm cũng vẫn bị xem như là một vật tầm thường, xấu xí.
Từ khi rời quê lên thành phố, rồi trôi nổi theo những chuyển biến của lịch sử, cuối cùng thành một gã bỏ lại quê hương, tôi không còn dịp nào được gần gũi với rơm nữa. Nhưng mỗi khi tìm lại tuổi ấu thơ trong cơn mơ hay trong những lúc thả hồn theo kỷ niệm thiếu thời, tôi lại thấy rơm.
Những sợi rơm vàng óng, nồng nàn mùi thơm hoang dã và hương lúa ngạt ngào như quấn lấy thân tôi. Hình như rơm muốn che chở cho tôi, ấp ủ lấy tôi để truyền cho tôi sự ấm áp và tình thân. Bây giờ đã lớn, nên tôi biết phân tích tình cảm của tôi để thấy rằng chính cái giản dị của rơm tạo nên một vẻ quyến rũ và làm tôi tưởng nhớ mãi, cho dù bao nhiêu hình ảnh khác của quá khứ hầu như đã tan biến trong tôi. Tôi cũng cảm nghiệm rằng tình yêu đơn sơ giản dị chính là thứ tình yêu đẹp nhất và lôi cuốn nhất.
Dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, tự nhiên tôi được một người bạn nhắc cho những hình ảnh về rơm, và qua bạn, tôi học được những bài học của rơm. Bạn tôi hiền như một con chim sẻ, ngây thơ như bồ câu, dễ thương như thỏ, nhưng đôi khi cũng biết tự phòng thủ như một con nhím. Và một điều chắc chắn là bạn có đời sống nội tâm thật sâu thẳm, sâu như lòng giếng nhìn không thấy đáy.
Bạn tôi sống trong một cộng đồng. Cộng đồng này có một tục lệ dễ thương lắm, cứ vào dịp Giáng Sinh, mọi người bắt thăm để nói về một vật gì đó có liên quan đến máng cỏ. Bạn tôi bắt được lá thăm yêu cầu nói về rơm. Và sau dịp trình bày ấy, bạn đã nói lại cho tôi nghe những gì bạn nghĩ về rơm.
Bạn nói rằng bạn cũng đã nghĩ đến sự tầm thường của rơm, tầm thường đến độ khi đề cập đến những gì thấp kém, vô dụng, người ta gọi đó là những thứ “rơm rác.” Nhưng dù tầm thường đến thế nào đi nữa, rơm cũng không thật sự vô dụng đâu. Rơm sẵn lòng làm những công việc tầm thường nhất, khi mà người ta không có phương tiện để làm cho khá hơn. Nếu có chăn êm nệm ấm, chắc người ta không nghĩ đến chuyện nằm ổ rơm.
Nhưng khi không có chăn êm nệm ấm, ổ rơm đã là nơi sưởi ấm con người trong những ngày tháng mùa Đông. Nếu có cỏ non thơm ngọt, người ta đã không nghĩ đến chuyện nuôi trâu bò bằng rơm. Nhưng khi chẳng còn cỏ non, rơm đã trở thành món ăn cho trâu bò no bụng. Không biết rằng người ta có ai hiền lành và có tinh thần phục vụ như rơm, sẵn lòng làm cho người khác những việc mà “không còn biết chạy vào đâu nữa người ta mới nhờ đến mình.”
Có khi rơm còn được ở… trên đầu người ta nữa. Ở trên đầu không giống như kiểu “trên đầu những rạ cùng rơm, chồng yêu chồng bảo hoa thơm cài đầu” đâu, mà là ở trên đầu mặt cách thật nghiêm chỉnh. Năm ấy bác tôi mất, cả họ để tang. Ngày đi đưa đám, tôi thấy các chị con bác mặc áo sô đội mấn trắng; các anh tôi cũng mặc áo sô chít khăn tang trắng.
Anh con cả của bác thì mặc áo tang, và đội trên đầu một vành rơm, chống gậy đi giật lùi trước quan tài. Mẹ tôi giải thích cho tôi biết bác mất là chuyện đau buồn cho gia đình, không còn ai vui thích trong việc trang điểm lộng lẫy, áo quần bảnh bao nữa. Mặc áo sô, đội vành rơm để biểu lộ ra bên ngoài nỗi đau buồn bên trong. Như thế, dù được ở trên đầu người ta, rơm cũng vẫn bị xem như là một vật tầm thường, xấu xí.
Từ khi rời quê lên thành phố, rồi trôi nổi theo những chuyển biến của lịch sử, cuối cùng thành một gã bỏ lại quê hương, tôi không còn dịp nào được gần gũi với rơm nữa. Nhưng mỗi khi tìm lại tuổi ấu thơ trong cơn mơ hay trong những lúc thả hồn theo kỷ niệm thiếu thời, tôi lại thấy rơm.
Những sợi rơm vàng óng, nồng nàn mùi thơm hoang dã và hương lúa ngạt ngào như quấn lấy thân tôi. Hình như rơm muốn che chở cho tôi, ấp ủ lấy tôi để truyền cho tôi sự ấm áp và tình thân. Bây giờ đã lớn, nên tôi biết phân tích tình cảm của tôi để thấy rằng chính cái giản dị của rơm tạo nên một vẻ quyến rũ và làm tôi tưởng nhớ mãi, cho dù bao nhiêu hình ảnh khác của quá khứ hầu như đã tan biến trong tôi. Tôi cũng cảm nghiệm rằng tình yêu đơn sơ giản dị chính là thứ tình yêu đẹp nhất và lôi cuốn nhất.
Dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, tự nhiên tôi được một người bạn nhắc cho những hình ảnh về rơm, và qua bạn, tôi học được những bài học của rơm. Bạn tôi hiền như một con chim sẻ, ngây thơ như bồ câu, dễ thương như thỏ, nhưng đôi khi cũng biết tự phòng thủ như một con nhím. Và một điều chắc chắn là bạn có đời sống nội tâm thật sâu thẳm, sâu như lòng giếng nhìn không thấy đáy.
Bạn tôi sống trong một cộng đồng. Cộng đồng này có một tục lệ dễ thương lắm, cứ vào dịp Giáng Sinh, mọi người bắt thăm để nói về một vật gì đó có liên quan đến máng cỏ. Bạn tôi bắt được lá thăm yêu cầu nói về rơm. Và sau dịp trình bày ấy, bạn đã nói lại cho tôi nghe những gì bạn nghĩ về rơm.
Bạn nói rằng bạn cũng đã nghĩ đến sự tầm thường của rơm, tầm thường đến độ khi đề cập đến những gì thấp kém, vô dụng, người ta gọi đó là những thứ “rơm rác.” Nhưng dù tầm thường đến thế nào đi nữa, rơm cũng không thật sự vô dụng đâu. Rơm sẵn lòng làm những công việc tầm thường nhất, khi mà người ta không có phương tiện để làm cho khá hơn. Nếu có chăn êm nệm ấm, chắc người ta không nghĩ đến chuyện nằm ổ rơm.
Nhưng khi không có chăn êm nệm ấm, ổ rơm đã là nơi sưởi ấm con người trong những ngày tháng mùa Đông. Nếu có cỏ non thơm ngọt, người ta đã không nghĩ đến chuyện nuôi trâu bò bằng rơm. Nhưng khi chẳng còn cỏ non, rơm đã trở thành món ăn cho trâu bò no bụng. Không biết rằng người ta có ai hiền lành và có tinh thần phục vụ như rơm, sẵn lòng làm cho người khác những việc mà “không còn biết chạy vào đâu nữa người ta mới nhờ đến mình.”
Bạn nói rằng khi đề cập đến lửa rơm, ai cũng có vẻ xem thường. Nhưng bạn nhìn lửa rơm ở một khía cạnh khác, và bạn thấy lửa rơm đáng quý lắm. Đáng quý vì lửa rơm mang ý nghĩa của sự hy sinh và khiêm tốn. Truớc khi có lửa củi, lửa than, người ta phải có lửa rơm.
Lửa rơm tàn nhanh lắm, nhưng nếu không có lửa rơm, làm sao củi, than bén lửa? Và khi bếp đã cháy hồng, rơm chỉ còn là một nắm tro, không ai biết đến rơm nữa, người ta chỉ trầm trồ ngắm nghía những thanh củi, hòn than cháy hồng rực rỡ. Chẳng biết có mấy ai dám hy sinh và khiêm tốn như rơm, khởi đầu công việc, nhưng sau đó âm thầm lui đi và nhường lại vinh quang cho người khác?
Bạn nói đến một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Đó là sự trống rỗng của rơm. Trong lòng cọng rơm không chứa gì. Chính cái trống rỗng ấy làm cho rơm trở nên hữu ích. Bạn kể cho tôi nghe ngày xưa khi chưa có những địa bàn tối tân như ngày nay, người Trung Hoa đã xỏ kim nam châm vào trong một cọng rơm và thả xuống mặt nước yên lặng. Cọng rơm sẽ chỉ cho người ta biết hướng Nam hướng Bắc. Từ hình ảnh ấy, bạn nói cho tôi nghe cái cần thiết của sự trống rỗng.
Lửa rơm tàn nhanh lắm, nhưng nếu không có lửa rơm, làm sao củi, than bén lửa? Và khi bếp đã cháy hồng, rơm chỉ còn là một nắm tro, không ai biết đến rơm nữa, người ta chỉ trầm trồ ngắm nghía những thanh củi, hòn than cháy hồng rực rỡ. Chẳng biết có mấy ai dám hy sinh và khiêm tốn như rơm, khởi đầu công việc, nhưng sau đó âm thầm lui đi và nhường lại vinh quang cho người khác?
Bạn nói đến một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Đó là sự trống rỗng của rơm. Trong lòng cọng rơm không chứa gì. Chính cái trống rỗng ấy làm cho rơm trở nên hữu ích. Bạn kể cho tôi nghe ngày xưa khi chưa có những địa bàn tối tân như ngày nay, người Trung Hoa đã xỏ kim nam châm vào trong một cọng rơm và thả xuống mặt nước yên lặng. Cọng rơm sẽ chỉ cho người ta biết hướng Nam hướng Bắc. Từ hình ảnh ấy, bạn nói cho tôi nghe cái cần thiết của sự trống rỗng.
Rơm sẵn lòng làm những công việc tầm thường nhất, khi mà người ta không có phương tiện để làm cho khá hơn. (minh họa: Pexels)
Hầu như ít có người biết tự làm trống mình. Tâm trí người ta thường chất chứa nhiều thứ lắm: Tham vọng, mưu tính, hận thù, tranh chấp, thiên kiến… Những thứ ấy làm cho đầu óc và trái tim người ta chật chội, từ đó khó có những nhận định chính xác. Khi không có được nhận định chính xác, người ta không thể tự hướng dẫn mình và hướng dẫn người khác. Cọng rơm mà đặc thì không thể dùng để xỏ kim nam châm vào, để chỉ cho người ta biết hướng Bắc, Nam.
***
Bạn còn nói với tôi về sự đáng yêu trong cái tầm thường của rơm. Chúa Hài Nhi yêu sự khiêm hạ nên khi giáng thế Ngài đã chọn một hang đá nghèo hèn lạnh lẽo, và ngự trên một máng đựng cỏ, rơm. Vinh dự thay cho rơm, thụ tạo tầm thường “rơm rác” của trái đất, lại là vật đầu tiên được đụng chạm đến Thánh Thể Hài Nhi. Đâu còn vinh dự nào sánh bằng?
Và tôi thấy thích rơm hơn nữa. Tôi muốn giống rơm. Vì thế, tôi đã cầu nguyện với Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin cho con biết hiền lành, khiêm tốn như một cọng rơm, để con được gần Chúa và được Chúa yêu. Xin cho trái tim con trống rỗng như một cọng rơm, để tình Chúa đổ xuống ngập tràn con tim ấy.”
Quyên Di / Theo: saigonnhonews