Không đoán lòng người, không vạch trần khuyết điểm của người, không phê phán lỗi lầm của người. Ảnh minh họa. Nguồn: pinterest.
Lời nói và việc làm như tấm gương phản chiếu tam quan của một người. So với hùng hổ dọa người, thì lùi một bước và bao dung mới là cảnh giới cao hơn. Trong những ngày tới, không đoán lòng người, không vạch trần khuyết điểm của người, không phê phán lỗi lầm của người, chỉ cần làm tốt chính mình, thế là đủ.
Không vạch trần khuyết điểm của người khác
Tục ngữ có câu: “Nhân hữu đoản, thiết mạc yết; Nhân hữu tư, thiết mạc thuyết”. Có nghĩa là: “Người có khuyết điểm, không cần thiết phải vạch trần; Người có tư tâm, cũng đừng nói ra”.
Bạn bè dù thân thiết đến mấy, cũng phải tuân theo hai nguyên tắc sau: “Ẩn tư, biệt khứ thuyết; Thương ba, biệt khứ yết”, có nghĩa là: “Việc riêng tư, đừng đi nói; Vết sẹo, đừng đi vạch trần”.
Đừng đoán lòng người, đừng vạch trần khuyết điểm của người, cũng đừng chỉ trích người. Nguồn: soundofhope.
Có một câu nói trong “Thái Căn Đàm”:
“Bất trách nhân tiểu quá, bất phát nhân âm tư, bất niệm nhân cựu ác. Tam giả khả dĩ dưỡng đức, diệc khả dĩ viễn hại”, có nghĩa là: “Lỗi nhỏ đừng trách người khác, đừng tiết lộ bí mật cá nhân của bất cứ ai, đừng nhớ ác xưa của người. Ba điều này có thể tu đức và cũng có thể ngăn ngừa tai họa”.
Cái gọi là tôn trọng, chính là không xát muối vào vết thương của người và không đâm kim vào chỗ đau của người.
Nhân gian không phải là nơi Tịnh thổ, ai cũng có nỗi khổ riêng, đều là những vị khách khổ đau, cho nên đừng cười nhạo khó khăn của người khác.
Không đoán lòng người
Trong sự tương tác giữa con người với nhau, chúng ta thà rằng đặt cược vào Thiên Ý, hơn là đoán lòng người.
Trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Tào Tháo là một người rất đa nghi.
Sau khi ám sát Đổng Trác thất bại, ông chạy trốn đến nhà của Lã Bá Sa.
Họ Tào và họ Lã là thế giao, mấy đời thân nhau, vì vậy Lã Bá Sa muốn khoản đãi Tào Tháo và đặc biệt mổ lợn vì mục đích này.
Tào Tháo ở một bên trốn trong phòng, tình cờ nghe lén được tiếng mài đao, cùng với một câu nói: “Trói nó lại và giết”.
Trong sự tương tác giữa con người với nhau, chúng ta thà rằng đặt cược vào Thiên Ý, hơn là đoán lòng người.
Trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Tào Tháo là một người rất đa nghi.
Sau khi ám sát Đổng Trác thất bại, ông chạy trốn đến nhà của Lã Bá Sa.
Họ Tào và họ Lã là thế giao, mấy đời thân nhau, vì vậy Lã Bá Sa muốn khoản đãi Tào Tháo và đặc biệt mổ lợn vì mục đích này.
Tào Tháo ở một bên trốn trong phòng, tình cờ nghe lén được tiếng mài đao, cùng với một câu nói: “Trói nó lại và giết”.
Cái gọi là tôn trọng, chính là không xát muối vào vết thương của người và không đâm kim vào chỗ đau của người. Nguồn: pixabay.
Tào Tháo liền lập tức nổi lên lòng nghi ngờ, cho rằng Lã Bá Sa muốn giết chính mình.
Vì vậy, không hỏi rõ trắng đen, Tào Tháo đã giết chết tám người nhà họ Lã bất chấp hoàn cảnh, dẫn đến bi kịch.
Cổ nhân có câu: “Nhân tâm nan trắc, hải thủy nan lượng”, có nghĩa là “Lòng người khó lường, nước biển khó đong đếm”, thay vì tốn công sức đoán suy nghĩ người khác như Tào Tháo, tốt hơn hết hãy chấp nhận sự khác biệt của nhau bằng sự bao dung và thấu hiểu. Đừng đoán lòng người, bởi vì chính lòng người khó dò, là không đoán nổi. Càng đoán nhiều, càng tiêu hao tâm lực, nghĩ đến càng sâu, càng dễ trở nên tiều tụy.
Đặc biệt trong một mối quan hệ, điều mệt mỏi nhất không bao giờ là sự cho đi về vật chất mà là những mưu mô tinh thần. Tôn trọng người khác, chính là tôn trọng chính mình, đừng đoán lòng người, chính là dành cho nhau sự tôn trọng lớn nhất.
Không phê phán lỗi lầm của người
Mỗi người đều có những lựa chọn và giá trị quan riêng của mình.
Người xưa có câu: “Khẩu thiệt giả, tạc thân chi phủ, diệt thân chi họa”, có nghĩa là “Lời nói là lưỡi dao cứa vào cơ thể, là tai họa hủy hoại cơ thể”.
Nước biển khó đong đếm. Nguồn: pixabay.
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi thích cách hòa hợp như thế này hơn: Những người có quan điểm khác nhau không tranh cãi với nhau, và quan niệm bất đồng cũng không tranh cãi về đúng hay sai. Chúng ta nên học cách tôn trọng sự lựa chọn của người khác và không nên phán xét họ ngay cả khi chúng khác với lựa chọn của chúng ta.
Có một câu chuyện được ghi chép lại của Trang Tử.
Sĩ Thành Khởi đi bái kiến Lão Tử và nói với ông: “Nghe nói ngài là thánh nhân, thế nhưng theo những gì tôi thấy thì ngài cũng không phải là thánh nhân. Hang chuột còn có đồ ăn dự trữ, thế nhưng trong nhà ngài lại không có lương thực dư thừa”. Lão Tử nhìn Sĩ Thành Khởi, rồi một mình trở về phòng mà không nói một lời.
Ngày hôm sau, Sĩ Thành Khởi lại đến gặp Lão Tử, cung kính nói: “Ngày hôm qua tôi có châm chọc ngài, nói một số lời không phải, nội tâm thập phần áy náy. Hôm nay cố ý đến tạ lỗi và xin ngài dạy bảo”. Lão Tử chậm rãi nói: “Ta vốn không phải là một người thần thánh khôn khéo. Ngươi nói ta là bò, ta chính là bò; ngươi nói ta là ngựa, thì ta là ngựa. Vì chuyện này tái khởi tranh luận, sẽ chỉ gây tổn thương lẫn nhau. Ta không bác bỏ bất cứ điều gì. Trong lòng dù đúng hay sai, cứ để nó diễn ra tự nhiên, tiếp nhận hết thảy một cách tự nhiên”.
Tranh luận nhanh mồm nhanh miệng, sẽ khiến cả đời thương tâm và hối hận.
Bức tranh lớn thực sự, là im lặng khi bạn nên im lặng, và nhượng bộ khi bạn nên nhượng bộ.
Có những điều không thể nói ra, sao phải lãng phí lời nói; có những điều khó hiểu, cứ cười cho qua là được rồi.
Ở đời này, người ta có thể bằng lòng trở thành kẻ tầm thường với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống, nhưng không được lãng phí sự tu dưỡng của mình vào việc tranh cãi cao thấp.
Lòng tốt. Nguồn: soundofhope.
Tính cách của một người, quyết định vận mệnh của người đó; trong khi sự tu dưỡng của một người, cất giấu vận khí của người đó. Ngay cả khi bạn sống trong một con hẻm pháo hoa, bạn vẫn phải tiếp tục không ngừng tu luyện bản thân. Không đoán lòng người là khuôn mẫu làm việc; không vạch trần khuyết điểm của người là lòng nhân hậu; không phê phán lỗi lầm của người, là lối sống tự do, thoải mái.
Kỳ Mai biên dịch
Lý Trí – soundofhope
No comments:
Post a Comment