1. Nguồn gốc trà đạo Trung Quốc
Trà đạo Trung Quốc được hình thành từ rất lâu đời và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Trung Quốc. Qua từng thời đại lịch sử, nguồn gốc trà đạo được tóm tắt như sau:
- Thời nhà Thương – Chu: trà chưa được xem là thức uống mà được dùng chủ yếu với công dụng là thuốc chữa bệnh
- Thời nhà Hán: tục uống trà dần được hình thành và xuất hiện trong cung đình vào thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn. Ở thời điểm này, trà được xem là một thức uống sang trọng, quyền quý chỉ dành để đãi khách là đại sĩ phu và văn nhân.
- Thời nhà Đường: trà đạo bắt đầu phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và được xem là nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc cần được kết thừa và phát triển hơn nữa.
- Thời nhà Thanh: xuất hiện trào lưu đặt riêng quán trà để các quan khách có thể nghỉ ngơi, hưởng thụ, cùng nhau nhâm nhi tách trà ngon và đàm đạo các vấn đề trong cuộc sống hay thời cuộc quanh mình.
Trà đạo gắn liền với lịch sử lâu dài của Trung Quốc
- Giai đoạn 1: Thời nhà Đường được xem là giai đoạn đỉnh cao của nghệ thuật uống trà bánh tại Trung Quốc. Theo đó, một học giả uyên bác đương thời tên là Lục Vũ (733 – 804) đã biên soạn nên cuốn “Trà Kinh”, được xem là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới. Nó cũng đánh dấu cho sự mở đầu của nghệ thuật uống trà của người Trung Quốc.
- Giai đoạn 2: Qua thời nhà Tống, người Trung Hoa chuyển dần từ uống trà bánh sang trà bột. Lúc này, lá trà sẽ được tán nhỏ thành bột và khuấy cùng nước sôi. Ngoài ra, với mỗi tầng lớp xã hội cũng có những cách thưởng trà khác nhau.
- Giai đoạn 3: Đến thế kỷ XIII, nền văn hóa trà đạo của giai đoạn trước đã bị tàn phá dưới sự xâm lược và cai trị của quân Nguyên. Sự suy tàn này kéo dài đến tận thời nhà Minh thì trà đạo mới được khôi phục một phần. Tiếp theo đó, Minh Thái Tổ đã nghĩ ra hình thức pha trà ngâm và được sử dụng cho đến ngày nay.
2. Đặc biệt trong cách pha trà đạo Trung Quốc
Nét đặc biệt trong nghệ thuật pha trà đạo trung hoa được diễn tả qua các từ ngữ “Hòa tĩnh di chân”. Sự tĩnh lặng đến từ không gian bên ngoài cho đến sự thanh thản, lặng yên bên trong tâm hồn là những gì trà đạo mang lại cho người thưởng trà. Ngồi nhâm nhi một tách trà thơm và lắng nghe bản nhạc du dương để gột rửa tâm hồn thêm phần nhẹ nhàng, thanh thản chính là điều mà trà nhân nào cũng hướng đến.
Nét đặc biệt trong nghệ thuật pha trà đạo trung hoa được diễn tả qua các từ ngữ “Hòa tĩnh di chân”. Sự tĩnh lặng đến từ không gian bên ngoài cho đến sự thanh thản, lặng yên bên trong tâm hồn là những gì trà đạo mang lại cho người thưởng trà. Ngồi nhâm nhi một tách trà thơm và lắng nghe bản nhạc du dương để gột rửa tâm hồn thêm phần nhẹ nhàng, thanh thản chính là điều mà trà nhân nào cũng hướng đến.
Tịnh – nét đặc biệt trong trà đạo Trung Quốc
Bên cạnh đó, để pha được ấm trà ngon trọn vị thì người pha trà phải có “Tâm”. Điều này được thể hiện trong mỗi công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế. Và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tâm huyết đó qua hương vị tinh tế và thơm mát của từng ngụm trà.
Ngược lại, nếu tâm của người pha trà không tĩnh thì hương vị trà sẽ mất đi nét tinh tế, chỉn chu. Vì vậy, cảnh giới tốt nhất khi pha trà là tâm tĩnh lặng, sáng tỏ, không vướng bận điều gì thì mới pha được tách trà thanh khiết, tròn vị nhất. Tóm lại, trà đạo Trung Quốc đề cao trạng thái hư không và tĩnh tâm. Tâm phải tĩnh thì trà mới ngon.
3. Cách pha trà và nghệ thuật thưởng trà của người Trung
Trong văn hóa trà đạo Trung Quốc, lễ nghi thưởng trà cũng là điều vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Cụ thể như sau:
- Dụng cụ thưởng trà phải sạch sẽ
Chuẩn bị dụng cụ pha trà sạch sẽ
- Lượng nước pha trà vừa đủ
- Cách bưng trà chuẩn xác
- Thêm trà đúng lúc
Khi thấy chén trà của khách đã hết thì gia chủ nên rót thêm nước trà cho khách. Thứ tự châm thêm trà cũng cần được lưu ý là khách trước, chủ sau và cần ưu tiên người lớn trước, người nhỏ tuổi sau.
Bưng chén trà bằng hai tay (Ảnh: Sưu tầm)
4. Lễ nghĩa khi thưởng trà của người Trung
Trong văn hóa trà đạo trung hoa còn có một số nguyên tắc lễ nghĩa khác mà bạn cần lưu ý đến vì nó thể hiện sự hiểu biết và văn hóa ứng xử của người thưởng thức trà.
- Khi rót trà không được rót đầy chén vì nếu chén trà được rót đầy tức là chủ nhà không quý khách. Mặt khác, nếu rót đầy chén trà nóng sẽ rất dễ làm đổ trà gây bỏng hoặc rơi vỡ chén trà.
- Khi uống trà phải mời người lớn tuổi trước rồi mới tới người nhỏ tuổi để thể hiện văn hóa “kính trên nhường dưới”.
- Nếu có người lớn tuổi hơn mình châm trà cho thì cần dùng ngón trỏ gõ nhẹ xuống mặt bàn để tỏ lòng cảm ơn. Nếu người châm trà cho mình cùng thứ bậc hoặc nhỏ tuổi hơn thì gõ nhẹ ngón trỏ và ngón giữa hai lần xuống bàn để cảm ơn người rót trà.
Chú ý đến các lễ nghi khi thưởng trà
- Động tác bưng ly thưởng trà phải gọn gàng, dứt khoát tránh kéo lê ly trà. Sau khi thưởng trà xong thì chú ý chậm rãi đặt tách trà lên bàn một cách nhẹ nhàng, không phát ra âm thanh để không làm phiền và thể hiện sự tôn trọng những người thưởng trà xung quanh.
- Trong quá trình pha trà, nước pha trà đầu tiên sẽ bị bỏ đi vì có thể chứa nhiều tạp chất không tốt cho sức khỏe.
- Thực hiện quy tắc “Khách mới – Đổi trà”, nghĩa là nếu trong quá trình thưởng trà mà có khách mới đến thì gia chủ sẽ đổi một bình trà mới để thể hiện lòng hiếu khách và sự hoan nghênh.
- Nếu đã uống hết trà mà thấy gia chủ không đổi trà mới tức là sự ám chỉ về việc tiễn khách. Người khách hiểu ám hiệu này sẽ cáo từ ra về.
Theo: Tita