Không ít người trong chúng ta không khỏi thắc mắc rằng có thực cuộc sống sau khi chết hay không? Các tôn giáo đưa ra câu trả lời khác nhau cho những thắc mắc trên.
Một số dạy rằng nếu là người tốt, bạn sẽ được lên thiên đàng, còn nếu là người xấu, bạn sẽ bị thiêu trong địa ngục. Số khác nói rằng khi chết thì linh hồn của bạn sẽ đoàn tụ với ông bà tổ tiên.
Cũng có tôn giáo cho rằng sau khi chết và bị xét xử, bạn sẽ đầu thai thành người khác hoặc thú vật.
Dường như các tôn giáo dạy rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều có chung khái niệm căn bản là một phần của con người vẫn còn sống sau khi thân thể chết. Bạn có thể tin hoặc không tin và bài viết sau chia sẻ một cách nhìn khá cụ thể để bạn có thể tham khảo và tự có câu trả lời cho chính mình.
Theo Đức Phật nói về cuộc sống sau khi chết thì con người có phần hồn và phần xác, khi một người qua đời, lúc này sẽ có Hắc Bạch Vô Thường - quỷ sai của âm gian đến dẫn hồn phách của họ xuống Quỷ Môn quan.
Sau đó lại được Tứ đại Sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến Âm Tào Địa Phủ, tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận.
Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là phải tiếp tục trải qua khổ hình ở mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết.
Những gì con người trải qua sau khi chết
Khi một người chết đi thì họ được dẫn qua cửa ải sau khi chết đầu tiên là Quỷ Môn quan sau đó qua một con đường gọi có loài hoa nở rộ mà những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn này bao đời nay từng gây xúc động cho không ít người.
Mất khá nhiều thời gian để đi hết con đường này và đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá có tên là Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn.
Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé.
Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là "uống nước sông Nại Hà" để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai.
Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng gọi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.
Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan
Truyền thuyết kể rằng, Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm 16 quỷ lớn để trấn giữ cửa ải Quỷ Môn quan. Một người sau khi chết, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan.
Tại đây, nhóm quỷ dữ tra xét vô cùng hà khắc bất kể người đó lúc sống có quyền cao chức trọng tới đâu không quan trọng, ai cũng như ai, đặc biệt họ nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.
Ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không. Lộ dẫn dài 90 cm, rộng 60 cm, được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến Địa phủ chuyển thế thăng thiên”. Lộ dẫ được xem là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.
Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng dấu ấn của “thành hoàng Âm ty, phủ huyện Phong Đô”. Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ nó, thì sẽ theo linh hồn đến Địa phủ.
Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền
Đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách đến ải tiếp theo đó là phải đi qua một con đường rất dài có tên Hoàng Tuyền. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.
Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Lúc Bỉ Ngạn hoa nở thì không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa, hoa là không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ.
Bởi vậy mấy có cách nói: "Bỉ Ngạn hoa nở nơi Bỉ Ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá”. Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi và hoa lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ.
Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về kí ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”.
Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết nhưng đã chết và lạc lõng nơi chốn này. Họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.
Ải thứ ba: Tam Sinh thạch
Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Đá này có tên Tam Sinh thạch (đá ba đời). Theo như bên Phật gia thì là tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế.
Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả, oan trái…hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch - Đá Ba Đời. Khi linh hồn đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết mọi sự đời.
Ải thứ tư: Vọng Hương đài
Vọng Hương đài còn được gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê) là nơi các linh hồn có thể lên đây nhìn về Dương gian, là nơi liên lạc giữa người sống và người chết. Vọng Hương Đài cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu.
Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi con người chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua Âm Dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết”.
Người sau khi con người chết phải uống canh Mạnh Bà để quên đi mọi sự, đầu thai sang kiếp khác. Tuy nhiên, có những người không uống để có thể gặp người mình yêu thương ở kiếp sau. Vì thế, họ phải nhảy vào Vong Xuyên hà - cửa ải sau khi chết số năm, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.
Ải thứ năm Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và Âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu vô cùng hôi tanh, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi.
Những ai nguyện nhảy xuống Vòng Xuyên hà trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn.
Thậm chí, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.
Kết thúc thời hạn nghìn năm, nếu bạn vẫn nguyện tìm lại người mình vô cùng yêu thương trước kia thì bạn có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm lại người đó.
Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà
Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, theo Truyền thuyết Mạnh Bà, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Ở Ải thứ sáu này, Mạnh Bà đứng ở đầu cầu Nại Hà để phát canh.
Sau khi con người chết mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.
Mỗi một người trong Dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời khi vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương… tất cả được nấu thành canh.
Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh,...
Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”. Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.
Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà
Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Đó là cửa ải sau khi chết số bảy có tên cầu Nại Hà. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt.
Các linh hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.
Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo.
Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu…
Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.
Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.
Đây là truyền thuyết lưu truyền hàng ngàn năm nay. Khoa học ít nhiều đã chứng thực qua các công trình nghiên cứu rất nghiêm túc các hiện tượng như nhớ lại kiếp trước, nhớ lại những cảnh tượng mô tả dưới địa phủ sau khi chết đi sống lại, ở nhiều địa phương và quốc gia.
Minh Minh (t/h) / Theo: lichngaytot
No comments:
Post a Comment