Vài nét về chùa Thanh Long?
Chùa Thanh Long hay còn biết đến với tên gọi khác là chùa Phật Đá. Tọa lạc ở khu vực ngoại ô phía nam của thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 120 mẫu anh, được xây dựng từ thời nhà Tuỳ (năm 581), tính đến nay cũng đã gần 1.500 tuổi với nhiêu dấu ấn sử thi được lưu trữ tại đây.
Nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh cấp 3 A (cấp AAA) ở Tây An, vào ngày 30 tháng 12 năm 2011, chùa Thanh Long chính thức mở cửa miễn phí cho người dân địa phương cũng như khách tứ xứ ghé thăm. Hiện nay, đây là một trong những điểm đầu được du khách yêu thích và tham quan cũng như chiêm bái cửa Phật khi có dịp đến với Tây AN, Trung Quốc.
Chùa Thanh Long hay còn biết đến với tên gọi khác là chùa Phật Đá. Tọa lạc ở khu vực ngoại ô phía nam của thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 120 mẫu anh, được xây dựng từ thời nhà Tuỳ (năm 581), tính đến nay cũng đã gần 1.500 tuổi với nhiêu dấu ấn sử thi được lưu trữ tại đây.
Nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh cấp 3 A (cấp AAA) ở Tây An, vào ngày 30 tháng 12 năm 2011, chùa Thanh Long chính thức mở cửa miễn phí cho người dân địa phương cũng như khách tứ xứ ghé thăm. Hiện nay, đây là một trong những điểm đầu được du khách yêu thích và tham quan cũng như chiêm bái cửa Phật khi có dịp đến với Tây AN, Trung Quốc.
Khám phá nét độc đáo của chùa Thanh Long
Cảnh quan chùa Thanh Long
Cảnh quan chùa Thanh Long
Được xây dựng trên khu vực địa hình cao và khá bằng phẳng, phong cảnh chùa Thanh Long nhìn chung theo phong cách trang nhã và nhẹ nhàng. Tổng thể khuôn viên gồm có ba phần, sân phía đông, sân giữa và sân phía tây. Sân giữa là khu di sản, sân phía đông là khu vực nhà tưởng niệm Huiguo Kukai và sân phía tây có sảnh phụ hai tầng với tổng số 19 gian điện chùa.
Riêng nhà tưởng niệm Huigo Kukai được thiết kế trang trọng với đại sảnh mang phong cách kiến trúc của nhà Đường, là tòa nhà được trùng tu nhiều lần và bảo tồn cho đến ngày nay. Còn phần tượng đài Kukai bao gồm chân đế, thân, đỉnh, lan can và bốn chiếc đèn đá tròn xung quanh, cao khoảng 10 mét và được làm bằng đá cẩm thạch trắng nhìn rất trang trọng và tao nhã.
Không gian chùa Thanh Long
Phần thân bia có gạch màu xanh với mái hiên và được chia thành ba tầng. Đỉnh tấm bia là “Ngũ Bánh Tháp” mang phong cách độc đáo của Phật giáo Mật tông, tượng trưng cho đất, nước, lửa, gió hội tụ. Tạo thành một trong những biểu tượng cao quý và quan trọng của chùa Thanh Long.
Đến chùa Thanh Long ngắm hoa anh đào
Đặc biệt, sân chùa có nhiều giống hoa anh đào khác nhau, mà du khách có thể tự do ngắm và chụp ảnh. Có nhiều loại phổ biến nhưng cũng có một số giống hoa ít gặp ở các điểm tham quan khác, vì vậy lại càng tô điểm thêm cho sự xinh đẹp và trang nhã của một không gian chùa thanh tịnh. Đến mùa, những cành anh đào hồng rực, xa xa là mái chùa mang phong cách kiến trúc của xứ phù tang khiến du khách ngỡ như đang lạc vào chốn tiên cảnh của Nhật Bản.
Di tích tại chùa Thanh Long
Ngoài là khu đền tự Phật giáo linh thiêng, chùa Thanh Long còn là điểm mà vẫn luôn giữ trong mình được nhiều di tích, tàn tích được khai quật trong nhiều năm tháng lịch sử. Trong đó nổi bật nhất có một là khu tháp và một là khu cung điện. Được biết, đó từng là phần cung điện dưới lòng đất của nhà chùa. Nền điện hình chữ nhật, móng cột và ụ đất nện bằng đá, từ đông sang tây có năm hàng, bắc xuống nam sáu hàng, ở giữa thiếu hai trụ. Các ụ đất nện tạo thành một mạng lưới các cột, tạo thành một trong những di tích độc đáo nhất trong chùa.
Khám phá chùa Thanh Long cùng Kim Lien Travel
Ngoài ra còn có các tượng Phật nhỏ bằng bạc và đồng mạ vàng, vật liệu xây dựng từ thời nhà Đường,… cũng được khai quật và bảo tồn trong chùa Thanh Long xuyên suốt nhiều năm qua. Bởi vậy, nơi đây là chùa nhưng không chỉ là chùa, và du khách đến viếng thăm cũng không chỉ được tận hượng không gian thanh tịnh của chốn Phật pháp mà còn là cơ hội để khám phá về văn hóa – lịch sử địa phương.
Theo: kimlientravel